Thời gian gần đây công dụng của cây mật nhân được nhiều người chú ý đến. Thậm chí, người ta quan tâm đến độ “tôn sùng” loài cây này là dược liệu của nước nhà. Thực hư việc này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp ngay trong bài viết này nhé.
Nội dung
Cây mật nhân là cây gì? Làm thế nào để nhận biết được cây mật nhân
Cây mật nhân còn được gọi là cây bá bệnh. Đây là một loại cây thuốc quý hiếm được đồn đại là có khả năng chữa bách bệnh trong nhân gian. Chính vì thế nó mới có tên gọi khác là “cây bá bệnh” hay “cây bách bệnh”.
Ngoài ra cây mật nhân còn có một số tên gọi khác nữa như: cây mật nhơn hay cây hậu phác nam. Tại một số quốc gia khác nó còn có tên là: Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Tho nan (Lào), Antongsar, antogung sar (Campuchia) và tên tiếng Anh gọi là longjack…. Tên khoa học của cây mật nhân là “Eurycoma longifolia Jack”. (Crassula pinnata Lour). Nó thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.
- Đặc điểm nhận biết cây mật nhân: Cây mật nhân cao tối đa khoảng 15m, nó thường mọc dưới những tán lá của những cây lớn hơn. Xung quang thân có nhiều lông, thuộc loại lá kép, không có cuống, mỗi cành lá gồm từ 13 cho đến 42 lá nhỏ đối nhau (như trong hình). Mặt trên của lá mật nhân có màu xanh, mặt dưới màu trắng.
- Một vài đặc điểm khác của cây mật nhân: Mỗi cây mật nhân chỉ ra một loại hoa đực hoặc hoa cái. Hoa của nó có mày đỏ nâu, mọc thành chùm và nở vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm. Trên mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ, cây mật nhân ra quả vào khoảng tháng 5-6, quả mật nhân có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm. Quả có hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa, dài 1-2cm, bề ngang khoảng 0,5-1cm. Mỗi quả có chứa 1 hạt, bề mặt hạt có nhiều lông ngắn.
- Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây mật nhân: Trừ lá ra hầu như các bộ phận của cây mật nhân đều có thể sử dụng để làm thuốc như: rễ, vỏ thân và quả mật nhân.
Cây mật nhân nhiều công dụng quý nhưng không thể chữa… bách bệnh
Đông y cho rằng, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 – 40g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 – 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được. Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Nghiên cứu gần đây cho thấy: cây mật nhân có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình dục (cụ thể là giúp cơ thể tăng tiết hoóc-môn giới tính nam một cách tự nhiên đó là testosterone, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương), bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa…
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây được sử dụng làm thuốc. Người ta cũng đã phân tích thành phần trong vỏ, rễ cây mật nhân thấy có thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Điều hòa và làm ổn định huyết áp… Thuốc được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nước ở châu Á, Tây Âu và Mỹ. Vỏ rễ cây mật nhân có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…
Không nói mật nhân là cây thuốc chữa bách bệnh, song phải nói đây là cây thuốc quý. Hay có thể nói cách khác, việc tìm thấy cây mật nhân tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.
Tổng hợp
Xem thêm: