Đến nay, vẫn có rất nhiều tin đồn cho rằng công dụng của hạt dẻ là rất tốt với sức khỏe của con người. Nhưng không ít nguồn thông tin khác lại cho rằng đây là thực phẩm nguy hiểm cho phụ nữ. Vậy thực hư việc này thế nào?
Nội dung
Công dụng của hạt dẻ
- Chất chống oxy hóa tuyệt vời
Hạt dẻ giàu chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa da và cơ quan nội tạng. Chất chống oxy hóa có lợi vì chúng tiêu diệt các gốc tự do trên da và trong cơ thể.
- Giữ nước cho cơ thể
Hạt dẻ có sự hiện diện của lượng kali và một ít natri do đó giúp điều chỉnh cơ thể giữ nước.
- Ổn định năng lượng
Hạt dẻ chứa 76 gam carbohydrate và 3 gam chất béo. Carbohydrate là chất quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, và giúp ích cho chức năng hệ thần kinh.
- Ngăn chặn thiếu máu
Bệnh thiếu máu thường xảy ra do thiếu sắt. Hạt dẻ rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ thiếu máu vì sự hiện diện của sắt và đồng trong hạt dẻ.
- Xương khỏe mạnh
Đồng là một chất khoáng giúp nâng cao sức mạnh của xương, giúp hình thành hồng cầu và chức năng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.
- Trợ giúp hình thành hồng cầu
Hạt dẻ cũng giàu axit folic. Để hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA, axit folic là rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ một ít hạt dẻ mỗi ngày sẽ cung cấp axit folic cần thiết cho sự hình thành của hồng cầu.
- Giảm căng thẳng
Hạt dẻ có thể giúp giảm bớt căng thẳng nhờ sự hiện diện của chất chống stress. Kali có trong hạt dẻ giúp cơ thể kiểm soát và giữ mức huyết áp bình thường. Sức khỏe tim mạch trở nên tốt hơn bằng cách ăn hạt dẻ đều đặn mỗi ngày.
- Tốt cho sức khỏe tim
Giàu chất dinh dưỡng, chất béo và chất chống oxy hóa mạnh, hạt dẻ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính liên quan đến tim. Do sự hiện diện của các axit béo omega-3, hạt dẻ hiệu quả trong việc làm giảm triglyceride và làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.
- Chống nhiễm khuẩn
Hạt dẻ chứa 62% nhu cầu vitamin C hàng ngày trên mỗi cốc. Vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên tan trong nước mạnh giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.
- Tác dụng của hạt dẻ đối với bà bầu là có hại hay không?
Phụ nữ sau khi sinh, trẻ nhỏ và người bị táo bón không nên ăn nhiều.
Như vậy, chỉ có phụ nữ sau khi sinh là không nên ăn nhiều, còn nói rằng phụ nữ ăn hạt dẻ bất lợi là tin đồn không có cơ sở.
Vị thuốc quý trong các bài thuốc dân gian
Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng hạt dẻ như một cách để bồi bổ cơ thể sau khi ốm, mất ngủ, viêm phế quản, đau dạ dày hoặc để trừ giun sán.
Bổ thận, mạnh gân cốt: Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm đường trắng, ăn mỗi ngày một lần.
Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: Dùng hạt dẻ khô khoảng 30 g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.
Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người già: Dùng 30 g hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người già: Dùng 60 g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2-3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.
Trị viêm miệng – lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5-7 hạt.
Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Dùng 30 g hạt dẻ, 12 g phục linh, 10 quả táo, 60 g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn, cho thêm đường trắng.
Gợi ý một số món ăn được làm từ hạt dẻ
Hạt dẻ có thể ăn sống có thể có luộc hay hấp chín ăn; có thể ninh với chân giò như một món hầm; có thể tán thành bột để làm nhân bánh, …
Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng hạt dẻ để chữa bệnh theo một số hình thức dưới đây:
(1) Cháo hạt dẻ:
– Hạt dẻ (bóc bỏ vỏ) 20g, gạo tẻ 50g; gạo và hạt dẻ vo sạch, thêm nước nấu cháo, khi cháo chín thêm chút muối, chia ra ăn trong ngày.
– Tác dụng: Bổ thận, mạnh gân cốt, dùng chữa thận hư lưng gối mềm yếu đau mỏi, chân cẳng cử động không linh hoạt, …
(2) Cháo hạt dẻ long nhãn:
– Hạt dẻ 10 quả (bóc bỏ vỏ), long nhãn 15g, gạo tẻ 50g; hạt dẻ đập nhỏ cùng gạo nấu cháo, khi cháo sắp chín thì cho long nhãn vào nấu tiếp cho đến khi cháo chín, thêm đường trắng vào trộn đều, ăn điểm tâm buổi sáng hoặc chia ra ăn trong ngày.
– Tác dụng: Bổ tâm thận, mạnh lưng gối, dùng chữa trống ngực, tim loạn nhịp, mất ngủ, lưng gối yếu mỏi do tâm thận tinh huyết bất túc.
(3) Mứt hạt dẻ hồ đào:
– Hồ đào nhục 30-50g, hạt dẻ (sao chín bỏ vỏ) 30-50g, đường trắng lượng thích hợp; hồ đào và hạt dẻ giã nhuyễn thêm đường vào trộn đều là được; ăn tùy thích.
– Tác dụng: Bổ thận ích tinh, chữa thận khí bất túc, kinh mạch thất dưỡng, dẫn tới các chứng trạng như tai ù, lưng gối yếu mỏi, di tinh, xuất tinh sớm, …
(4) Lật tử hồ đào hoàn:
– Hạt dẻ, hồ đào nhục – mỗi thứ 250g; giã nhuyễn làm thành viên, mỗi viên 9g; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
– Tác dụng: Chữa chứng đau lưng do thận hư.
(5) Cháo kiện tỳ:
– Hạt dẻ (thịt quả) 30g, đại táo 10 quả, phục linh 12g, gạo tẻ 60g; nấu tất cả thành cháo, thêm đường trắng vào ăn.
– Tác dụng: Kiện tỳ (cải thiện chức năng tiêu hóa), dùng chữa tiết tả (ỉa chảy) do tỳ vị hư nhược.
(6) Thịt hầm hạt dẻ:
– Hạt dẻ 50g, sơn dược 30g, đảng sâm 10g; hầm với thịt gà hoặc thịt lợn ăn.
– Tác dụng: Bổ trung ích khí, chữa tỳ vị hư nhược.
(7) Bột chữa ỉa chảy:
– Hạt dẻ xay mịn, ngày dùng 10-15g nấu với bột, thêm chút đường cho trẻ nhỏ ăn.
– Tác dụng: Chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ do chức năng tiêu hóa suy yếu.
(8) Hạt dẻ rang:
– Hạt dẻ 30-40g rang chín ăn trong ngày.
– Tác dụng: Chữa môi mép lở loét, viêm loét miệng, viêm âm nang do thiếu vitamin B2.
Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ:
- Không ăn thường xuyên vì sẽ gây đầy bụng.
- Người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ.
- Phụ nữ sau sinh, người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ nên hạn chế ăn nhiều hạt dẻ.
- Không ăn các loại hạt có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
- Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.
Tổng hợp
Xem thêm: