Cây nhãn là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á nhiệt độ thích hợp trồng nhãn là khoảng từ 21 – 22 độ C. Tuy nhiên cây nhãn cần một thời gian nhiệt độ thấp từ 8 – 12 độ để thuận lợi cho việc phân hoá mầm hoa.
Nhãn có khả năng chịu hạn tốt, khả năng chịu hạn từ 3 – 4 ngày nhãn là loại cây không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất sét, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du và miền núi… Tuy nhiên nhãn thích hợp nhất trên đất phù sa nhiều màu, ẩm mát và không bị ngập nước.
Cây nhãn cần đủ ánh sáng và độ thoáng trong quá trình phát triển nhãn thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực tiếp nhất là thời kỳ cây con. Vì vậy khi cây còn bé bà con nên làm bóng che cho cây để nhãn sinh trưởng tốt hơn.
Hiện nay nhãn là một trong những loại cây trồng chủ lực để phát triển các vùng cây ăn quả trên cả nước. Bà con có thể lựa chọn các giống nhãn chính vụ, nhãn chín sớm, nhãn chín muộn… các giống này năng suất cao chất lượng quả tốt và ít có hiện tượng ra quả cách năm.
Nội dung
Chăm sóc nhãn sau thu hoạch
Sau khi thu hái nhãn bà con tiến hành cắt tỉa vụ thu từ cuối tháng 8 – đầu tháng 9 bà con tiến hành tỉa bổ cành khô, sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài.
Khi lộc thu hình thành, mọc dài khoảng 10cm thì tỉa bỏ mầm yếu, không hợp lý.
Chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ để cành to và khoẻ mạnh hơn
Bón phân sau thu hoạch
Sau thu hoạch tầm tháng 8 – tháng 9 tiến hành bón phân chuồng, đạm, lân, kali với cách bón như sau:
- Phân chuồng: đào rãnh xung quanh theo hình chiếu của tán cây: rãnh rộng từ 20 – 30cm, sâu từ 20 – 25 cm.
- Rải đều phân lấp đất rồi tưới nước giữ ẩm.
- Phân NPK: nếu đất ẩm rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán sau đó tưới nước.
- Nếu trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước rồi mới tưới xung quanh gốc cây.
Lượng phân bón trong 1 năm:
Cây từ 4 – 6 năm tuổi:
- Phân chuồng: 30 – 35kg/cây/năm
- Phân đạm: 0,3 – 0,6kg/cây
- Phân lân: 0,3 – 0,5kg/cây
- Phân kali: 0,3 – 0,7kg/cây
Cây từ 7 – 10 năm tuổi
- Phân chuồng: 40 – 50kg/cây
- Phân đam: 0,7 – 0,9kg/cây
- Phân lân: 0,6 – 0,8kg/cây
- Phân kali: 0,8 – 1kg/cây
Cây trên 10 năm tuổi:
- Phân chuồng: 55 – 70kg/cây
- Phân đạm: 1,2 – 1,5kg/cây
- Phân lân: 1 – 1,5kg/cây
- Phân kali: 1,2 – 2 kg/cây
Chú ý chia ra từ 3 – 5 đợt bón trong năm
- Đợt 1: tháng 2 – tháng 3
- Đợt 2: tháng 5 – tháng 6
- Đợt 3: tháng 8 – tháng 9
Phòng và trị một số dịch bệnh
Bọ xít: bọ xít là một đối tượng sâu rất phổ biến đối với nhãn. Bọ xít qua đông trên cây nhãn đẻ trứng và sâu non nở vào tháng 3 gây hại lá non, lộc hoa và quả non. Với mật độ cao bọ xít sẽ gây rụng quả non hàng loạt gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Để phòng tránh:
- Bà con bắt bọ xít trưởng thành bằng cách rung cây vào ban đêm, gom lại rồi đem đốt
- Ngắt các lá có ổ trứng đem đốt
- Sử dụng: Dipterex 0,3% hoặc Sherpa 0,2 – 0,3%
Rệp: thường phát sinh vào lúc các giò hoa bắt đầu dài ra, khi tồn tại ở mật độ cao rệp chích hút và gây thối quả và rụng hoa.
Phòng trừ rệp:
- Dùng thuốc Sherpa 0,1 – 0,2% hoặc Trebon 0,1 – 0,2%
- Phun lần 1: khi rệp xuất hiện
- Phun lần 2: sau khi phun lần 1 từ 5 – 7 ngày
Bệnh sương mai: gây hại chủ yếu trong thời gian nhãn ra hoa khi mà bệnh xuất hiện sẽ làm hoa bị rụng, quả non bị thâm và rụng đi.
Phòng trừ:
- Sử dụng Ridomil MZ 0,2% hoặc Boocđo 1%
- Phun lần 1: khi cây ra hoa
- Phun lần 2: khi hoa nở từ 5 – 7 ngày
Một số biện pháp tăng ra hoa đậu quả
Trước khi ra hoa: dùng Atonic phun cho giò hoa 2 lần
- Lần 1: khi giò hoa mới nhú
- Lần 2: khi hoa nở 1 tuần
Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 3 – 4mm, phun Atonic với nồng độ = 1/2 so với chỉ dẫn.
Khoanh vỏ: cuối tháng 11, đầu tháng 12 khi cành thu đã thành thục chọn những cành sinh trưởng khoẻ, dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ với chiều rộng vết khoanh từ 0,4 – 0,5cm.
Cuốc sâu làm đứt rễ: cuối tháng 11, đầu tháng 12 tiến hành cuốc đất làm đứt rễ
Đào rãnh sâu: 30 – 40cm phía ngoài mép tán, cắt đứt một số rễ để phơi nắng tự nhiên 30 – 40 ngày.
Khi lá chuyển màu thì lấp đất và phân hữu cơ hoai mục rồi tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.
Bài viết liên quan: