Lưỡi Hổ là cây cảnh phong thủy, cây trồng lọc không khí rất tốt được mọi người trồng ở khắp nơi. Nhưng một số công dụng cây lưỡi hổ trong chữa bệnh lại không được phổ biến. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung
Cây lưỡi hổ có độc không?
Cây lưỡi hổ đang được ưa chuộng cho 1 vị trí trên chiếc bàn học tập và làm việc
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp hay vĩ hổ, tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, chiều cao khoảng 50 – 60cm. Cây có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh…
Cây lưỡi hổ có độc không?
Cây lưỡi hổ cùng họ với nha đam nhưng nó vẫn có độc tính, nếu vô tình ăn trực tiếp cây lưỡi hổ sẽ gây ngộ độc. Không may nuốt hoặc nhai phải lá cây lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và người nào nhạy cảm sẽ có kích ứng da. Vì vậy, bạn nên lưu ý nếu nhà có trẻ nhỏ để tránh tình trạng trẻ bẻ lá và nuốt phải.
Công dụng cây lưỡi hổ
Làm giảm dị ứng ở da
Lá cây lưỡi hổ cũng có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm nên thường được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Nếu làn da bị bỏng, rộp, cháy nắng hay bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên giúp bạn có thể sát khuẩn nhanh chóng. Ngoài ra, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ có thể điều chế thành các loại kem dưỡng da, kem chống nắng giúp làm sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông.
“Máy” thanh lọc không khí từ thiên nhiên
Các không gian công cộng như các khu văn phòng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở, trường học, xí nghiệp… nên trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra. Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…
Một bài hướng dẫn chi tiết vềcông dụng lọc không khí của cây lưỡi hổ: TẠI ĐÂY
Cây lưỡi hổ có thể hấp thụ 107 loại khí độc
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nhiều người khi làm việc tại các toà nhà văn phòng, cao ốc thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do không gian kín, ít thông khí. Cây lưỡi hổ giúp giảm stress và tạo màu sắc tươi mới cũng như cảm giác thư thái cho con người. Chính vì vậy mà hầu hết các văn phòng công ty trong các tòa cao ốc đều ưa trồng cây lưỡi hổ để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Chữa hôi miệng
Với mùi thơm dễ chịu đặc trưng của thảo dược và khả năng kháng khuẩn của mình, gel của cây lưỡi hổ thường được dùng làm nước súc miệng, sẽ có tác dụng giảm sâu răng, hôi miệng và trị các chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.
Trị hen suyễn
Đối với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
Điều trị bệnh đường tiêu hóa
Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.