Bèo tây có tác dụng gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi này dưới góc nhìn của tác giả PTS. Võ Văn Chi trong quyển: Cây thuốc trị bệnh thông dụng được xuất bản vào năm 2000.
Bèo tây hay còn gọi là Bèo Nhật Bản, lục bình thuộc họ Bèo tây.
Mô tả:
Cây sống nổi ở nước. Thân rễ ngắn. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Hoa mọc thành bông hay chùy ở ngọn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím. Đài và tràng cùng màu, gắn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có 1 đóm vàng, 6 nhị (3 dài 3 ngắn). Bầu trên, 3 ô, chứa nhiều noãn, chỉ có 1 cách sinh sản. Quả nang. Cây ra hoa từ mùa hạ đến mùa đông.
Bộ phận dùng:
Phần của cuống lá phồng lên thành phao nổi.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở châu Mỹ, được đem vào trồng làm cảnh ở nước ta. Về sau lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng. Ở hầu hết các tỉnh đồng bằng đều có gặp. Nhân dân ta thường dùng toàn cây làm phân xanh hoặc chất độn cỏ phân chuồng và dùng chăn nuôi lợn.
Để dùng làm thuốc, lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá và phần phình của cuống là.
Hoạt chất và tác dụng:
Chưa thấy có tài liệu phân tích về thành phần hóa học.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta đã dùng làm thuốc tiêu sưng. Các đơn vị bộ đội, Viện chống lao Trung ương đã áp dụng trong điều trị đạt kết quả tốt. Thường dùng đắp lên các chỗ sưng tấy như bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, chím mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết,…Cách trường hợp tiêm bị áp xe được đắp bèo tây kịp thời khi chưa thành mủ đã khỏi 100%. Các trường hợp khác cũng có chuyển biến rõ rệt. hết đau, bớt sưng, bệnh nhân thấy dễ chịu, thoải mái.
Cách dùng:
Lá bèo tây rửa sạch, giã nhỏ lẫn với muối (100g bèo với 5 – 8g muối ăn) đắp dàn đều lên chỗ bị sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, đừng để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ chiều tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thường chỉ đắp 1 – 2 lần là hết đau nhức. Trong khi chữa không phải tiêm hay uống thuốc kháng sinh.
Nguồn: PTS. Võ Văn Chi – Cây thuốc trị bệnh thông dụng – NXB Văn hóa