Nếu được một lần đến Đà Lạt bạn sẽ phải choáng ngợp trước hình ảnh hàng trăm bông hoa cẩm tú cầu chen nhau đua sắc giữa 2 bên phố. Không quá rực rỡ, không quá cầu kì, nhưng cẩm tú cầu luôn mang lại một sức hút đặc biệt cho những người yêu hoa. Có lẽ, chính sự giản đơn đã làm nên nét đặc biệt của loài hoa xứ lạnh này. Bạn có muốn mang loài cây này về tô điểm cho sân nhà mình? Cách trồng cây cẩm tú cầu dưới đây sẽ giúp bạn mang sắc hoa của cẩm tú cầu về khắp vườn nhà mình đấy.
Nội dung
Cách trồng cây cẩm tú cầu
– Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: giâm cành vào mùa Xuân.
– Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.
– Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.
Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Tưới nước:
– Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
– Cần tưới nhiều nước vào mùa khô.
– Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.
Bón phân:
– 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân, lượng bón thay đổi theo kích thước của cây.
– Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.
– Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10.
– Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.
Thay chậu:
– Khi hết mùa bông, khi cây ngủ -cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được).
Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: tưới thật ẩm –> để đất khô –> bứng/lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn –> tưới thật nhiều nước –> ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.
Cách cắt tỉa chăm sóc cây cẩm tú cầu
1. Chuẩn bị
Kéo cắt tỉa cành cây
Kéo cắt tỉa lá
2. Thời vụ cắt tỉa
– Cẩm tú cầu ra hoa vào cuối xuân-đầu hè năm sau (tức là khoảng tháng 4).
– Nếu muốn cắt tỉa cành thì phải thực hiện từ sau khi hoa tàn, hết tháng tư và muộn nhất là giữa tháng 7.
– Nếu bạn cắt sau thời điểm này, thì năm sau cẩm tú cầu sẽ không cho hoa ở những cành mới. Để ý kỹ nhé, bạn sẽ thấy những cành cẩm tú cầu mơn mởn xanh tốt nhưng không cho ra hoa, còn những cành có thân gỗ màu nâu lại có những nụ hoa bé bé úp giữa hai lá non. Bạn phải ghi nhỡ kỹ điều này nếu muốn mỗi cành cẩm tú cầu là một bông hoa vào mùa hè năm sau.
3. Tiến hành cắt tỉa
– Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa hoa thì cắt bỏ hoa đã tàn (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ hoa xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4).
Cắt cành
Kể cả ở xứ lạnh thì cẩm tú cầu vẫn phải cắt cành. Có hai mục đích cho việc này.
– Thứ nhất là dưỡng sức. Vào mùa đông xứ lạnh có tuyết, ko cây nào phát triển được mà bắt buộc phải “ngủ đông” (phần lá trên bề mặt đất rơi rụng, cành teo tóp, phần rễ bên dưới vẫn sống, phát triển chậm). Lúc đó cây chỉ đủ sức duy trì được bộ rễ, hydrangea với lá quá to, cành dài rất dễ toi đời nên buộc phải tỉa ngắn lại ( thường nếu lạnh quá, phần ngọn dễ bị héo, thối, lan dần xuống phần thân).
– Thứ hai là để kích thích mầm mới phát triển. Đừng bao giờ tiếc khi tỉa cành, hãy tự AQ rằng cành mới mọc lên sẽ khỏe, đẹp, nõn nà hơn cành cũ rất nhiều, nên cứ thật dã man vào nha. Sở dĩ như vậy là vì tỉa cành khiến các mầm mới sẽ tụ ở gốc, gần với nơi cung cấp dinh dưỡng hơn. Các mầm béo mập bao giờ cũng là mầm gốc, ko phải mầm bé xíu lại còn có nguy cơ tịt như ở nách lá (ở cành). Ở xứ lạnh thì đến mùa xuân cây cối bao giờ cũng phát triển mạnh mẽ, làm thành một bức tranh đối lập hẳn so với mùa đông, vì phần rễ đã quá thừa thời gian chuẩn bị cho sự trỗi dậy mà :’)
Cách tỉa: Bỏ các nhánh nhỏ dư thừa, các nhánh chột, giữ các cành chính. Không tỉa sát gốc. Nhìn các mụn chồi đã xuất hiện trên cành mà lựa lựa độ dài thích hợp cho cây của mình.
4. Chăm sóc sau cắt tỉa
– Chế độ phân bón: Cẩm tú cầu nên được bón phân vi sinh. Định kỳ 20 ngày một lần. Phân vi sinh Quế Lâm, 20 ngày bón 1 lần. Phân bò Tribat bổ sung vào đất, xới tới lớp đất mặt và trộn đều. 1 tháng dùng 1 lần. Sau khi cắt tỉa nên bón thêm đạm, 1 tuần phun một lần cho cây mau ra rễ, mập chồi, rễ đâm mạnh. Sử dụng phân bón lá Đầu trâu 501
– Chế độ nước tưới: Mùa hè tưới 2 lần, mùa đông tưới 1 lần.
– Chế độ ánh sáng: Sử dụng dàn có mái chè, ánh nắng lốm đốm vào mùa hè, cẩm tú cầu không chịu được nắng gắt vào mùa hè, nhanh héo rũ.
– Cuối cùng, một mách nhỏ cho các bạn, rễ cẩm tú cầu có xu hướng đâm mạnh ra bên ngoài. Bạn nên chuẩn bị một chậu có lỗ đục hơi to một chút, hạn chế di chuyển vị trí cây. Nếu thỉnh thoảng bạn có bỏ quên cây thì khi nhấc chậu lên bạn sẽ thấy rễ cây mọc rất tốt, đâm xuyên qua phần lỗ chậu đục. Như vậy cây sẽ tận dụng được nguồn dinh dưỡng bên ngoài, bộ rễ phát triển tốt.
Tổng hợp