Cây cam vinh là một giống đặc sản của người miền Trung, nổi tiếng với vị thơm, ngọt đặc trưng. Cam vinh là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, có thể thanh lọc cơ thể, giả độc, lợi tiểu, và hơn thế nữa nó còn là một loài cây có chứa tinh dầu thơm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trồng cây cam vinh cho năng xuất cao, đảm bảo được những đặc trưng vốn có của cây cam vinh.
- Hướng dẫn trồng cây cam vinh cho năng xuất cao
* Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam vinh là mùa xuân (Tháng 2 – 4) hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. – Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m. – Đào hố: kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.
* Bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K 2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.
*Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
*Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo). Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.
*Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.
* Bón phân: Để trồng cây cam vinh cho năng xuất cao thì một điều cần phải quan tâm nữa đó chính là việc bón phân, để đạt hiệu quả cao, chúng ta sẽ có các quy trình bón phân như sau:
Từ 1 đến 3 năm tuổi, nên bón phân chuồng. Với phân lân thì thời gian thích hợp là bón vào đầu tháng 12 đến cuối tháng 1.
Sau đó, bón phân đạm và kali. Chi làm 3 lần như sau:
- lần 1: bón tháng 1 đến tháng 2 khoảng 30%
- lần 2: bón từ tháng 4 đến tháng 5 tăng thêm 40%
- lần 3: bón vào đầu tháng 8 đến tháng 9 khoảng 30%
Năm thứ 4 trở đi, phân chuồng + phân lân bón sau khi thu hoạch
- Tiếp tục bón thúc lần 1: khoàng từ 14/2 – 14/3: 40% đạm + 40% kali
- Lần 2: vào đầu tháng 4 đến cuối tháng 5: 30% đạm + 30% kali
- Lần 3: khoảng tháng 6 – 7: 30% đạm + 30% kali
2. Phòng trừ sâu, bệnh hại
Muốn trồng cây cam vinh cho năng xuất cao thì không thể bỏ qua bước phòng trò sâu bệnh hại. Dưới đây là những loại sâu thường xuất hiện trên cây cam vinh và cách phòng trừ sâu bệnh hại
– Sâu vẽ bùa: . Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm). Khi xuất hiện sâu thì dùng 1 trong 2 loại thuốc trên nhưng + dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Ph un ướt hết mặt lá.
– Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc, phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
– Nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.
– Bệnh loét cam vinh và bệnh sẹo: Phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000. – Bệnh chảy gôm : Dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Ngoài ra có thể dùng Aliette hoặc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.
– Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng) Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á. Triệu chứng thường thấy là cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi, vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam vinh 1 hàng ổi.
– Bệnh Tristeza: Bệnh phá hại là gốc cây, làm cho toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm nhưng lá cây chỉ bị vàng và không biến dạng. Gốc có thể bị những vết lõm, vỏ bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây chết rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần hoặc 1 tháng sau khi thấy vàng lá.
3. Thu hoạch và bảo quản
Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả cam vinh. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. – Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.
Trên đây là cách trồng cây cam vinh cho năng xuất cao, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con và các bạn.
Tổng hợp