Cây kim ngân (Lonicera japonica Thumb) là loài dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học phương Đông và phương Tây, giúp chữa các triệu chứng ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt, đặc biệt, dùng lâu kim ngân còn giúp tăng thêm tuổi thọ,…tuy nhiên, hiện nay đa phần người dân chỉ thu hái kim ngân hoang dại, do đó, để chủ động hơn trong việc hái và sử dụng chúng ta nên trồng cây kim ngân tại nhà.
- Mô tả cây kim ngân
Kim ngân là loại dây leo, thân dài từ 9-10 cm, rỗng, có nhiều cành. Cành có màu xanh khi còn non và chuyển dần sang màu đỏ nâu sau khi về già. Thân cây có nhiều vạch dọc.
Lá mọc đối nhau, hình trứng, dài khoảng 38 cm, rộng 1.5-5cm, lá xanh quanh năm, cũng không bị rụng vào mùa rét.
Hoa có màu trắng khi mới nở, dần già chuyển thành màu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ có 2 hoa mục trên cùng 1 cuống.
Quả của cây kim ngân hình cầu, có màu đen.
Nụ hình gậy và hơi cong, dài tầm 25 cm, đường kính 5 mm, màu của mặt ngoài từ vàng đến vàng nâu, phủ nhiều lông ngắn. Hoa có mùi thơm nhẹ, đắng.
Mùa hoa nở:tháng 3-5; mùa ra quả: tháng 6-8.
2. Công dụng của cây kim ngân
Cây kim ngân mang lại những công dụng vô cùng hữu ích cho y học phương Đông lẫn phương Tây. Kim ngân chuyên trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, ghẻ lở hắc lào, giang mai. Giúp giải độc, thanh nhiệt, giải trừ các khí ôn dịch, đặc biệt, dùng lâu cây kim ngân còn giúp tăng tuổi thọ,…
3. Kỹ thuật gieo trồng cây kim ngân
Chuẩn bị ươm trồng cây kim ngân:
Chuẩn bị các túi ni lông đường kính 30 cm, cao 30 cm, đổ đầy đất đã trộn sẵn phân chuồng và đã được ủ hoại mục. Chọn và cắt nhưng dây kim ngân không già, cũng không non, cuộn tròn 2 – 3 vòng có đường kính 15 cm. Đặt vòng dây kim ngân vào túi đất ban nãy rồi lấp kín lại sao cho vừa thò ngọn trên mặt túi.
Nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây, sau khoảng 1 tháng thì cây bắt đầu mọc.
Làm dàn leo cho kim ngân:
Để đảm bảo việc trồng cây kim ngân được kết quả cao thì nên làm dàn leo tốt cho kim ngân, bằng cách chọn những cây gỗ tốt, tre đực to đã ngâm hoặc cũng có thể làm dàn từ cột bê tông/xi măng. Sau khi chọn cọc, buộc xà dọc và ngang, khoảng cách của mỗi xà không quá 2 m. Buộc các thanh tre cách nhau gần hoặc hơn 20cm x 20cm, để tiện hơn thì có thể dùng dây thép mạ kẽm đường kính 3m/m làm dàn.
Trồng cây kim ngân:
Đào 4 hố ở mỗi góc dàn (không đào sát góc dàn quá), mỗi hố có đường kính 40cm – 50cm. Ở mỗi hố, phủ 1 lớp phân chuồng vào đáy sau đó đặt các cây kim ngân con đã được rút khỏi túi vào hố, rồi lấp đất cho kín lại. Buộc 1 que tre từ gốc kim ngân mới trồng nối đến cọc dàn tre. Giai đoạn đầu nên thường xuyên theo dõi và điều chỉnh cho cây leo vào que tre rồi đến cọc dàn leo. Khi đã leo đến được dàn thì tiếp tục điều chỉnh cho các ngọn cây bò lan tỏa ra kín dàn, tạo bóng mát đều.
Trong thời gian trồng cây kim ngân phải luôn giữ độ ẩm tốt trong đất cho cây, không được quá ẩm hoặc quá khô
Nên thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Do kim ngân ít bị sâu hại, nên nếu xảy ra trường hợp có sâu thì cũng chỉ nên loại bỏ bày tay, không nên dùng đến thuốc để đảm bảo tính dược liệu an toàn của cây kim ngân.
Thu hoạch và chế biến cây kim ngân
Tháng 4, tháng 5 là thời gian hoa nở, dùng kéo cắt cành mang hoa xuống. Cắt hoa để riêng, còn cành thì chặt thành khúc 2-3cm. Đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Có thể xông lưu huỳnh, để qua đêm trước khi phơi sấy để có thể bảo quản tốt hơn
Xem thêm:
Đầy đủ về cây Kim ngân: Lợi ích, ý nghĩa phong thuỷ, mua và chăm sóc đúng cách
Bất ngờ với công dụng của cây Kim ngân
Tổng hợp