Món ăn bài thuốc

Công dụng của tinh dầu tràm trà và cách sử dụng

Dầu tràm trà là một loại tinh dầu khá phổ biến, được nhiều người biết đến. Công dụng của tinh dầu tràm trà vô cùng hữu dụng trong việc điều trị những vấn đề về da do vi khuẩn gây nên, nhất là vấn đề về mụn. Do đó, nếu bạn bị mụn, hãy để tinh dầu tràm trà chăm sóc cho da của bạn.

Tinh dầu tràm trà là gì?

Tinh dầu tràm trà có tên tiếng anh là Tea Tree Oil, tinh dầu được chiết xuất từ thân và lá của cây tràm trà, một loại cây có nguồn gốc từ Úc. Đặc biệt tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn và kháng sinh cực tốt nên thường được sản xuất với quy mô lớn.

cong-dung-cua-tinh-dau-tram-tra

Công dụng của tinh dầu tràm trà

Chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1 Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió

Tinh dầu tràm trà chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô… Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.

Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm trà là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.

Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…

Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban… cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm trà.

Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chân.

Cách sử dụng tinh dầu tràm trà.

– Trị mụn và giúp cải thiện làn da nhờn.

– Tinh dầu tràm trà có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.

hoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống…

– Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…

– Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.

– Tắm nước ấm có pha thêm dầu.

– Để dùng tinh dầu tràm trà trị mụn, chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Chiết xuất dầu từ lá tràm trà có chứa thành phần phần Terpenoids- hợp chất có khả năng chống lại oxy hoá cho da. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu cũng tìm thấy terpinen 4-ol- thành phần có hàm lượng khá cao trong chiết xuất của lá trà, một chất kháng khuẩn rất mạnh trên da.

Theo kết quả trên, có thể so sánh hiệu quả của chiết xuất tinh dầu từ lá tràm trà ngang như benzoly peroxide- chất dùng trong việc chữa trị và tiêu trừ mụn (mụn trứng cá, mụn cám, mụn bọc…)… Tinh dầu tràm trà có thể giúp da hạn chế tình trạng da bị khô, không gây dị ứng… khi sử dụng điều trị trong thời gian dài.

tinh-dau-tram-tra-tri-mun

– Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

– Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.

Bất cứ khi nào cần chăm sóc cho da, hãy nhớ ngay đến công dụng của tinh dầu tràm trà nhé!

Tổng hợp