Cây ăn trái

Hướng dẫn cách trồng cây trầu không

Trầu không là loại cây quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta. Đây là loại cây có nhiều công dụng, chẳng những có thể được dùng như một món ăn mà còn dùng để làm thuốc trị nhiều loại bệnh khác. Do đó, rất nhiều người tìm đến cách trồng loại cây này. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cach trồng cây trồng không.

cach-trong-trau-khong-1

1 – Trồng bằng ngọn. Chọn ngọn to mập, không non. Có thể đoạn gần ngọn, không cần phải chót ngọn.

2 – Đất trộn thật nhiều mùn cho xốp, giữ ẩm mà không ướt, thì mới giâm tốt, chóng ra rễ, chóng lên cây. Đặt hom nằm dưới đất, thò lá và ngọn lên trên mặt đất.

3 – Phải là chỗ nắng 100%. Khi mới giâm, nên che nắng ban trưa trên cao cho khỏi cháy nắng, nhưng khi đã bén rễ và mọc ngọn, ra lá mới thì mới có đủ nắng.

4 – Trồng mấy tháng, cho ra nhiều nhánh, nhiều lá, mới hái ăn được. Hái lá lúc cây ít nhánh, ít lá thì cây yếu, năng suất thấp, có thể chết.

5 – Phải có giàn cho trầu leo. Trầu leo theo chiều dọc lên trên. Lên cao 2 mét, thì có thể làm giàn ngang, nhưng mùa rét miền bắc có thể chết rét. Vì thế có khi giàn chỉ là những cọc 2 mét đứng thẳng thôi. Mùa rét thì phải chống rét bằng cách che chắn không cho gió mùa
đông bắc thổi vào Trầu. Có thể trùm bao nilon trong suốt cho Trầu những ngày gió rét. Ngày nắng ấm thì mở bao ra kẻo chết nóng trong bao. Phần thân trầu dưới đát, có thể phủ lá cây khô để nếu phần trên chết rét, thì phần dưới đất mùa xuân sang năm sẽ nảy mầm mọc lại.

Có thể cho Trầu leo lên vách tường nhà, mé phía nam. Người ta nói rễ Trầu bám vào làm hại vách tường. Trầu leo tràn đầy vách tường thì mới tạm đủ ăn. Mé phía nam thì không bị gió bấc thổi, và từ sáng đến tối đều có ánh nắng mặt trời. Bạn tôi có một bức tường trầu như thế ở trong thành phố, không bị gió bấc thổi, mọc quanh năm không bao giờ tàn. Có người cho Trầu leo lên gốc cây, như cây Cau, vì thân Cau có nắng. Cây Nhãn thì không leo được, vì thân Nhãn không có nắng.

cach-trong-trau-khong

6 – Luộc đỗ tương cho chín, bỏ vào chum hay vại cho thối ra rồi lấy nước tưới cho Trầu. Tỷ lệ hay số lượng ra sao thì tôi không rõ. Chắc ít thôi. Cũng có thể bón phân hóa học, nhưng Trầu mọc bốc tốt quá thì không thơm ngon, và phân hóa học có hại cho sức khỏe. Chỉ bón phân hóa học vào lúc đã bén rễ và mọc mầm. Khi sắp ăn, thì bón bằng nước ngâm đỗ, và những lá mới mọc từ nước ngâm đỗ mới ngon và
không độc hại. Phải có bón phân, thì lá trầu mới dày, giòn, xanh mướt, và thơm ngon.

7 – Hái lá trầu đi, trầu mọc mãi lên, cũng có lúc tàn, phải trồng lại. Tôi không rõ mấy năm thì trồng lại, nhưng nếu bị tàn vì gió mùa đông bắc, thì mùa Xuân sẽ mọc lại.