Trong bài này mình sẽ không nói đến những bệnh quá chuyên sâu như cận thị, viễn thị, mà chỉ nói đến các bệnh thường gặp ở mắt như: viêm giác mạc, lẹo mắt, viêm màng bồ đào, … Vì đây là những bệnh mà hầu như ai cũng có thể đối mặt.
Nội dung
Đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể là bộ phận trong suốt có hình tròn nhỏ nằm giữa lòng đen. Đục thủy tinh thể hay còn gọi là bệnh cườm khô, cườm đá, là hiện tượng thủy tinh thể bị mờ, đục dẫn đến tình trạng giảm thị lực, nhìn mờ và nặng hơn là có nguy cơ bị mù lòa.
Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhiều nhất là những người trung niên trên 50 tuổi. Một điểm đặc biệt ở căn bệnh này đó chính là đục thủy tinh thể thường hình thành ở cả hai mắt nhưng bệnh không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở cả hai mắt.
Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể đó là: thị lực kém, nhìn vật mờ như có màn che trước mắt, nhìn một vật thành nhiều vật, thường xuất hiện chấm đen hoặc đốm đen ngay trước mắt.
Một số nguyên nhân thường gặp của bệnh đục thủy tinh thể là: do bị cận thị quá nặng hoặc do người bệnh bị viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, viêm kết mạc, … ảnh hưởng. Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, , thuốc chống trầm cảm… cũng là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể.
Tăng nhãn áp
Một số tên gọi khác của bệnh tăng nhãn áp đó là: bệnh thiên đầu thống, bệnh cườm nước hay còn gọi là bệnh glocom. Đây là bệnh xảy ra do áp lực thủy dịch trong nhãn cầu dẫn đến dây thần kinh thị giác bị hỏng và ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
Bệnh này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mù vĩnh viễn.
Hiện nay có 4 loại tăng nhãn áp phổ biến đó là:
- Tăng nhãn áp góc mở
- Tăng nhãn áp bẩm sinh
- Tăng nhãn áp góc đóng
- Tăng nhãn áp thứ cấp
Tùy thuộc vào từng loại tăng nhãn áp mà triệu chứng của nó là khác nhau, nếu bạn găp những triệu chứng như sau thì cần đến gặp bác sĩ để xác định bệnh tăng nhãn áp loại nào từ đó có cách điều trị hiệu quả.
Cũng tùy từng loại nhãn áp mà nguyên nhân sẽ khác nhau. Thường thì bệnh tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh sẽ do di truyền gây ra, tăng nhãn áp góc đóng là do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch còn tăng nhãn áp thứ cấp là do ảnh hưởng từ các bệnh như tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, bị chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids.
Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên, thường là trên 50 tuổi. Đây là hiện tượng võng mạc bị tổn thương dẫn đến các bệnh rối loạn về mắt ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh.
Có 2 loại thoái hóa điểm vàng thường gặp nhất đó là: Thoái hóa điểm vàng dạng khô và thoái hóa điểm vàng dạng ướt.
Bệnh này rất khó để phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng, dấu hiệu phổ biến nhất là thị lực suy giảm, vật nhìn rất nhòe, nhìn các đường thẳng trở nên cong lượn sóng. Khi bệnh đã tiến triển sẽ gây giảm thị lực, tầm nhìn mờ dần, gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
Nguyên nhân chính của thoái hóa điểm vàng đó chính là sự gia tăng của tuổi tác và do tính di truyền.
Bài viết liên quan: