Món ăn bài thuốc

Công dụng của cây dứa dại và bài thuốc áp dụng

Dứa dại được xem là một cây thuốc nam quý. Trong Đông y, cây dứa dại thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh: kiết lỵ, viêm gan siêu vi, đái tháo đường, lòi dom hoặc đơn giản là giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả.

Tên khác của dứa dại

Dứa gai, dứa gỗ

Tên khoa học

Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa dại Pandanaceae.

công dụng của cây dứa dại
Cây dứa dại

Khu vực phân bố

Cây mọc hoang ở bờ suối, ven đê. Ngoài ra dứa dại còn được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào để ngăn châu bò. Nhiều nơi còn trồng dứa dại để lấy lá dệt đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa dại còn được dùng để ăn.

Bộ phận dùng

Búp lá non, rễ và quả.

Cách chế biến và thu hái

Đọt non, quả và rễ được dùng làm thuốc. Rễ lấy về ( rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.

Quả hái về thái mỏng phơi hoặc sấy khô sử dụng

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc dứa dại

– Chữa Kiết lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60g sắc nước uống (theo sách Thường dụng trung thảo dược thủ sách).

– Chữa mắt sinh màng mộng, thị lực giảm dần, nhìn không rõ: Dùng quả dứa dại, thái nhỏ, ngâm trong mật ong, ăn dần trong ngày; mỗi ngày ăn 1 quả, dùng liên tục 1 tháng có thể khỏi bệnh (sách Cương mục thập di);

– Chữa cảm nắng, say nắng: Dùng quả dứa dại 10-15g, sắc uống (Lĩnh nam thái dược lục).

– Chữa viêm gan siêu vi: Dùng quả dứa dại 12g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8g, nhân trần 12g, trần bì 8g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, sắc với 1.000ml, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 lần uống lúc đói trong ngày (Hiện đại thực dụng phương tễ).

công dụng của cây dứa dại
Cây dứa dại có thể chữa viêm gan siêu vi

– Chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường: Dùng quả dứa dại khô 20-30g, thái lát mỏng, sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày (Kinh nghiệm dân gian).

– Bồi bổ cơ thể: Dùng trái dứa dại, thái lát mỏng, ngâm rượu uống (Kinh nghiệm dân gian). Điều trị bệnh lòi dom: Dùng đọt non, rễ non dứa dại đắp vào vùng lòi dom trong 1 tháng sẽ khỏi

– Chữa chân lở loét lâu ngày: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương, hai thứ liều lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào chỗ lở loét; có tác dụng sát trùng và lành vết loét (Lĩnh nam thái dược lục).

– Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp vào vết thương, có tác dụng hút mủ và làm lành vết loét (Lĩnh nam thái dược lục).

– Chữa chứng người bồn chồn, chân tay vật vã, phát nóng: Dùng đọt non dứa dại 30g, đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) 30g, cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) 6g, búp tre 15 cái, sắc nước uống (Lục xuyên bản thảo).

– Chữa phù thũng, đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi: Dùng đọt non dứa dại 15-20g sắc nước uống thay nước trong ngày (Kinh nghiệm dân gian). Hoa dứa dại: Theo đông y, hoa dứa dại có vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc. Dùng chữa các chứng ho do cảm mạo, sán khí, đái dục,đái buốt, đái nhỏ giọt, tiểu tiện không thông, nhọt mọc ở sau gáy,…

– Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12g hoặc dùng quả 10-15g, sắc nước uống (Quảng Tây trung thảo dược). rễ dứa dại Dùng chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do bị ngã, bị đánh chấn thương.

– Chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng: Dùng rễ dứa dại 30-40g, phối hợp với rễ cỏ xước 20-30g, cỏ lưỡi mèo 20-30g sắc nước uống trong ngày (Kinh nghiệm dân gian).

– Chữa ngã, đánh chấn thương: Dùng rễ dứa dại, giã nát đắp vào chỗ bị thương rồi băng cố định lại (Kinh nghiệm dân gian).

Lưu ý khi sử dụng

Dùng xong phải bao gói kín, lưu ý bảo quản nơi khô dáo thoáng mát