Home, Khỏe đẹp, Kiến thức thực vật, Món ăn bài thuốc

Công dụng và cách trồng sâm đương quy

Công dụng và cách trồng sâm đương quy

Là loại dược liệu quý cho thu nhập cao cây sâm đương quy được nhiều tỉnh xác định là cây trồng chủ lực để phát triển cải thiện thu nhập cho nông dân.

Đương quy có tên khoa học là seniseca, tên thực vật senicasenien. Đây là cây thuốc được đông y sử dụng từ rất lâu đời. Cây đương quy chứa nhiều tinh dầu và các vitamin rất tốt cho sức khỏe. Tác động rất tốt đến hoạt động hệ tiêu hóa và hệ xương khớp.

Tại kontum từ chương trình hỗ trợ kỹ thuật và cây giống, cây sâm đương quy được trồng ở nhiều huyện như dakray, dakto, tumoronk… trồng và cho thu nhập cao. Với đặc điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ tiêu thụ. Nếu giá cả ổn định mỗi năm mỗi sào đất trồng đương quy cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Công dụng của sâm đương quy

Đương quy còn có tên là sâm quy, tần quy thường mọc ở nơi có khí hậu mát. Sâm đương quy có hai loại là đương quy rừng và đương quy trồng. Đương quy rừng thường nhỏ, thơm và có giá trị dược liệu hơn.

  • Bổ khí huyết: thường được dùng chữa các chứng do khí hư huyết ứ. Xuất huyết nhiều gây đau đầu mệt mỏi, rất thích hợp cho phụ nữ chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung.
  • Tiêu hóa: chữa các bệnh tiêu hóa kém, giúp nhuận tràng.
  • Xương khớp: trị các bệnh xương khớp như tê bì chân tay, đau do ứa máu hoặc chấn thương.
  • Ngoài ra còn được sử dụng để phòng ngừa bệnh mạch vành, ung thư…

Cách dùng: đương quy thường được dùng để ngâm rượu, nấu nước uống, sắc thuốc, nấu các món ăn. Đương quy có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Cách trồng sâm đương quy

Cây đương quy thích hợp với điều kiện đất ẩm, các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác sâu, tơi xốp. Đất trồng cần sạch bệnh, sạch cỏ dại, thông thoáng thuận tiện cho việc tưới tiêu, giao thông để dễ thu hoạch.
Cây sâm đương quy không kén đất tuy nhiên để trồng có năng suất cần áp dụng nhiều kỹ thuật. Có thể trồng xen với các loại cây khác như cà phê, cây ăn trái mang lại thu nhập rất cao.

Làm đất: cần tuân thủ đủ quy trình cày ải, vun luống và thường xuyên làm đất tơi xốp. Đối với đất đồi cần đánh luống theo các vòng cung của truyền đồi. Đối với đất vườn cần cày ải, dọn sạch rác, dùng lân vôi khử trùng đất trước. Tiếp theo mang phân chuồng ra bón lót cày ải thêm lần nữa rồi mang cây giống ra trồng được.

Thời vụ: nên gieo hạt vào tháng 6 – tháng 7 thu hoạch vào tháng 9 – tháng 10 năm sau. Thời gian sinh trưởng từ 14 – 18 tháng dược liệu sẽ đảm bảo về hoạt chất.

Mật độ: cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 30cm. Đối với mật độ trên 1000m2 tùy thuộc vào trồng thuần hay trồng xen canh. Trồng thuần mật độ 8000 cây/1000m2, trồng xen 4000 cây/1000m2.

Bón phân: với 1000m2 bà con chuẩn bị: 20 tấn phân chuồng hoai mục, 900kg lân, 400kg ure, 170kg kali…

  • B1: bà con bón hết lượng phân chuồng + phân lân + 50% phân kali.

Bón thúc: chia làm 3 đoạn

  • Đ1: khi cây vừa ra lá bón 25% phân đạm.
  • Đ2: khi cây vừa trải lá bón 25% đạm + 25%kali.
  • Đ3: cách 1 – 2 tháng khi thu hoạch bón nốt 25% đạm + 25% kali còn lại.

Lưu ý: nếu vườn đương quy giày quá cần tiến hành tỉa bỏ. Nếu vườn có cỏ cần thường xuyên nhổ bỏ không để lấn áp cây con. Nhổ cỏ 20 – 30 ngày/lần kết hợp bón thúc và xới xáo cho đất thoáng.

Sâu bệnh: cây đương quy thường gặp các loại sâu bệnh như sâu xám, sâu xanh, rệp, nhện đỏ, lở cổ rễ, sùi củ, đốm lá. Đối với sâu xanh thường gây hại khi cây mới trồng bà con có thể bắt bằng tay hoặc rắc basudin 45kg/ha.

Sâu xanh và rệp có thể phun sepa 10ec với nồng độ trên nhãn. Với nhện đỏ có thể dùng pegasut 1% hoặc suraxit 0,5% vào mặt dưới lá. Với các loại bênh khác có thể dùng daconin 75WP, suco 250ND phun trực tiếp vào gốc. Thời gian cách ly từ 14 – 20 ngày, ngoài ra trồng luôn canh có thể cải thiện tình trạng bệnh của đương quy.

Bài viết liên quan: