Món ăn bài thuốc

Gợi ý các món ăn chữa đau dạ dày hiệu quả

Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của dạ dày. Thực tế những bệnh lý như viêm loét dạ dày, đau dạ dày hay trào ngược thực quản phát sinh cũng một phần bởi do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày mà ra. Sau đây cùng tìm hiểu các món ăn chữa đau dạ dày hiệu quả nhé.

Lươn nấu đảng sâm

Lươn nấu đảng sâm là món ăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của dạ dày nói riêng. Cụ thể trong món ăn này chứa nhiều vitamin, canxi, chất sắt, kali, kẽm và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Việc tiêu thụ sẽ giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe, bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit dạ dày. Đồng thời giúp làm dịu cơn đau dạ dày một cách hiệu quả, giúp người bệnh ăn ngon, chống đầy bụng.

Nguyên liệu:

  • 1 con lươn to
  • 15 gram đảng sâm
  • 15 gram vỏ quýt
  • 1 củ gừng tươi
  • 5 quả táo tàu đỏ.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch lươn với chanh và nước muối để loại bỏ nhớt
  • Mổ bụng, loại bỏ phần ruột lươn, rửa sạch lươn và cắt thành từng khúc vừa ăn
  • Táo tàu giữ nguyên trái hoặc loại bỏ phần hạt và cắt nhỏ
  • Gừng rửa rửa sạch và thái nhỏ
  • Rửa sạch đảng sâm và vỏ quýt
  • Cho dầu ăn, tỏi, hành, một ít gừng, vào chảo, đảo đều đến khi nóng thì thêm lươn, đảo đều tay trong 1 phút
  • Thêm 1,5 lít nước lọc và đun sôi
  • Tiếp tục thêm lươn, đảng sâm, táo và vỏ quýt vào nồi, ninh cùng với lửa nhỏ trong 1 giờ đồng hồ
  • Nêm nếm gia vị sau cho vừa ăn
  • Để nguội bớt, chia thành 2 hoặc 3 lần ăn và dùng để ăn chung với cơm, ăn hết trong ngày
  • Để làm giảm cơn đau dạ dày, bảo vệ niêm mạc và nâng cao sức khỏe tổng thể, người bệnh có thể dùng món lươn nấu đảng sâm 2 lần mỗi tuần.

 

2. Cháo hạt kê

Cháo hạt kê là món ăn loãng, nhiều nước, mềm, dễ tiêu hóa và rất tốt cho dạ dày. Việc thường xuyên ăn món cháo này sẽ giúp người bệnh làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa chất dinh dưỡng diễn ra suôn sẻ. Đồng thời làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra món ăn này còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng bồi bổ cơ thể, phòng ngừa viêm loét và làm giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng… Trong Đông y, cháo hạt kê có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, phù hợp với những bệnh nhân có tỳ vị hư kém.

Nguyên liệu:

  • 50 gram hạt kê
  • 30 gram đậu đỏ
  • 50 gram lạc
  • Đường phèn với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Ngâm tất cả nguyên liệu gồm đậu đỏ, hạt kê, lạc trong bác nước và để qua đêm
  • Vớt nguyên liệu ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho các nguyên liệu vào nồi chứa 1 lít nước, thực hiện ninh với lửa nhỏ cho đếm khi chín nhừ
  • Cho đường phèn vào nồi và khuấy đều đến khi tan hết, tắt bếp
  • Ăn cháo này khi còn ấm nóng, có thể chia ra thành nhiều phần và ăn trong ngày
  • Mỗi tuần người bệnh có thể ăn cháo hạt kê từ 3 đến 4 lần để cải thiện cơn đau ở dạ dày và làm giảm các triệu chứng đi kèm.

3. Khoai tây nấu bạch cập

Khoai tây là một loại rau củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm nước, protein, chất béo, chất xơ, đường, calo, carbs… những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung đủ nước để đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tránh mất nước, chống táo bón.

Ngoài ra trong thành phần của khoai tây chứa những lượng tinh bột kháng khác nhau. Tinh bột kháng chính là một loại chất xơ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và nuôi dưỡng những lợi khuẩn đang sinh sống trong ruột. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này cũng góp phần kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong Y học cổ truyền, bạch cập có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, sưng tấy, giảm đau, chảy máu cam, thổ huyết. Ngoài ra các thành phần quan trọng trong bạch cập như bletilla manna chứa mannose và glucose, tinh dầu, glycogen, chất nhầy… Những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu, chữa động kinh, nôn ra máu, phế ung, áp xe phổi, tử cung sa ở phụ nữ…

Nguyên liệu:

  • Thuốc bạch cập
  • 1 củ khoai tây
  • 10ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Phơi khô bạch cập và tán thành bột mịn
  • Rửa sạch khoai tây, cắt khúc và tiến hành luộc hoặc hấp
  • Đợi khoai tây chính và bóc bỏ phần vỏ và tán nhuyễn
  • Thêm một muỗng bạch cập cùng với mật ong nguyên chất vào chén khoai tây, trộn đều
  • Ăn ngay sau khi vừa thực hiện, ăn từ 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Mỗi tuần nên ăn món khoai tây nấu bạch cập từ 2 – 3 ngày.

4. Cháo hạt sen

Cháo hạt sen được đánh giá là một món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe đường ruột và tốt cho dạ dày. Ngoài ra món ăn này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày và làm lành niêm mạc.

Trong bảng thành phần dinh dưỡng, trong hạt sen chứa một hàm lượng lớn protein, kali, magie, phốt pho, calo, carbohydrate… Nếu thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm này, người bệnh có thể bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức khỏe và chức năng của dạ dày. Đồng thời hỗ trợ làm giảm đau dạ dày hiệu quả.

Trong Đông y hạt sen là một vị thuốc quý, một món ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng điều trị tiêu chảy, ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, mộng tinh, chữa di tinh, bổ tỳ, ích thận, dưỡng tâm an thần, chữa khát do sốt cao, mất ngủ…

Nguyên liệu:

  • 20 gram hạt sen
  • 30 gram khiếm thực
  • 30 gram gạo tẻ
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Mang gạo tẻ vo sạch và ngâm trong nước khoảng 20 phút
  • Bổ đôi hạt sen để loại bỏ phần tim sen, ngâm hạt sen trong nước khoảng 1 giờ rồi vớt ra
  • Cho gạo tẻ vào 400ml nước và nấu sôi, thêm hạt sen và khiếm thực vào cùng, nấu cho đến khi thành cháo
  • Nêm nếm sao cho vừa ăn
  • Ăn cháo hạt sen vào những bữa ăn chín, ăn cháo khi cháo còn ấm nóng để làm ấm bụng và tăng hiệu quả chữa đau dạ dày
  • Người bệnh ăn cháo hạt sen nhiều lần trong tuần để cải thiện tình trạng.

5. Thịt gà hầm xương cá mực

Thịt gà hầm xương cá mực phù hợp với những người bị viêm đau dạ dày do dư axit. Những thành phần dinh dưỡng trong món ăn này có tác dụng kiểm soát quá trình tăng tiết dịch vị, đẩy lùi tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày – tá tràng. Từ đó giúp giảm đau và nâng cao hoạt động tiêu hóa.

Ngoài ra thịt gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc thường xuyên tiêu thụ món thịt gà hầm xương cá mực sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tổng thể, làm dịu niêm mạc dạ dày, đảm bảo chức năng của hệ tiêu hóa và tăng khả năng chống bệnh.

Nguyên liệu:

  • 30 gram xương cá mực
  • 150 gram thịt gà
  • 2 nhánh gừng
  • 2 quả táo tàu.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch xương cá mực và thịt gà, cắt thành từng khúc vừa ăn
  • Loại bỏ phần vỏ ngoài của gừng, rửa sạch và thái lát
  • Táo tàu có thể để nguyên trái hoặc cắt nhỏ
  • Ướp gia vị cho gà, xương cá mực, gừng và táo tàu.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi nước, thực hiện hầm gà cho đến khi gà chín mềm
  • Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, tắt bếp
  • Ăn món thịt gà hầm xương cá mực khi còn ấm nóng, ăn vào bữa ăn chín và có thể ăn với cơm
  • Ăn 2 lần mỗi tuần để làm giảm cơn đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc.

6. Thịt nạc hầm nấm

Thịt nạc hầm nấm là một trong những món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày, ngon, dễ làm. Trong Y học cổ truyền, món thịt nạc hầm nấm có tác dụng bảo vệ niêm mạc và làm mạnh dạ dày, kiện tì ích thận.

Trong Y học hiện đại, món thịt nạc hầm nấm chứa nhiều chất kháng viêm và thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể như protein, canxi, kali, chất sắt, chất xơ, vitamin… Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ chống viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, phòng ngừ tình trạng đầy bụng, khó tiêu và chống táo bón.

Nguyên liệu:

  • 100 gram nấm rơm
  • 100 gram thịt lợn nạc
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thịt lợn và cắt thịt thành những món vừa ăn
  • Ướp thịt cùng các loại gia vị trong 15 phút
  • Rửa sạch nấm rơm
  • Cho một ít dầu và tỏi nhuyễn vào chảo, đảo đều cho đến khi thơm thì thêm thịt và, tiếp tục đảo đều chảo
  • Đợi đến khi thịt săn lại, thêm 500ml nước lọc và nấm vào cùng, đun sôi trong 10 phút thì nêm nếm gia vị và tắt bếp
  • Ăn món thịt nạc hầm nấm mỗi tuần từ 2 đến 3 lần để cải thiện tình trạng, giúp cơn đau dạ dày nhanh chóng thuyên giảm.

7. Dạ dày lợn nấu đậu tương

Để bồi bổ sức khỏe, giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở dạ dày, người bệnh có thể thêm món dạ dày lợn nấu đậu tương vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Những thành phần dinh dưỡng trong dạ dày lợn và đậu tương có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giảm đau và khó chịu bụng cho những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính. Ngoài ra người bệnh có thể cải thiện sức khỏe và chống một số dạng viêm nhiễm khác bằng món ăn này.

Nguyên liệu:

  • 1 cái dạ dày lợn
  • 100 gram đậu tương
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch dạ dày lợn, cắt lát
  • Rửa sạch đậu tương
  • Cho dạ dày và đậu tương vào nồi chứa 500ml nước, đun sôi cho đến khi chín mềm
  • Nêm nếm gia vị sau cho vừa ăn
  • Thêm món dạ dày lợn nấu đậu tương vào những bữa ăn chín, ăn khi còn ấm nóng
  • Người bệnh ăn từ 2 – 3 lần mỗi tuần, liên tục trong vài tuần sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Trên đây là các món ăn chữa đau dạ dày hiệu quả. Hãy bổ sung các món ăn này vào thực đơn ăn uống hằng ngày để cải thiện tình trạng đau dạ dày nhé.

Xem thêm: Điểm danh các món ăn chữa đau đầu gối hiệu quả