Món ăn bài thuốc

Rau răm có tác dụng gì? [Tổng hợp]

“Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Rau răm – một loại rau quá đỗi quen thuộc, nó đi vào đời sống, câu ca của người Việt. Dân ta đã biết tận dụng những công dụng của rau răm từ bao đời nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng tập hợp những nguồn tư liệu xác đáng và đầy đủ nhất về công dụng của rau răm để cung cấp đến quý đọc giả cái nhìn hoàn thiện hơn về loài rau này.

tac-dung-cua-rau-ram

Khái quát về rau răm:

Các tên gọi của rau răm: Thủy liễu – Thủy lục

Cách trồng rau răm: Xem chi tiết: Hướng dẫn cách trồng rau răm tại nhà

Bộ phận dùng: Lá và rễ

CÔNG DỤNG CỦA RAU RĂM

Công dụng của rau răm: Kích thích tiêu hóa làm ăn ngon cơm, chữa sốt, chữa rắn cắn, làm thuốc giảm tình dục.

Liều dùng: 20 – 30g/ngày

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

Bài 1: Chữa sốt, rắn cắn

Rau răm: 10g

Rửa sạch giã nhỏ thêm 50ml nước, vắt lấy nước uống. Nêú chữa rắn cắn thì lấy bã đắp lên nơi rắn cắn.

Bài 2: Giảm tình dục:

Rau răm: 30g

Rửa sạch đem luộc với 300 ml nước, vớt rau ăn và lấy nước uống. Ngày 2 lần

Chú ý: Dùng cây rau răm tía

(Theo Cây rau cây thuốc – Bộ Y tế Vụ y học cổ truyền – NXB Y học)

Một số tác dụng khác của rau răm được tổng hợp:

Trong dân gian, người ta sử dụng rau răm để gây sẩy thai cho những cô gái nhẹ dạ, lỡ dại mang thai ngoài ý muốn đối với trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần (5 – 9 ngày), đạt tỷ lệ tới 60 – 80%. Cách dùng đơn giản: 500 gam rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).

tac-dung-cua-rau-ram-1

Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước được khoảng 250 ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.

Nếu không có kết quả thì nên áp dụng biện pháp hút điều hòa kinh nguyệt, mặc dù, kết quả thí nghiệm thử trên chuột cho thấy, chuột con sinh ra sau khi chuột mẹ đã cho uống nước ép rau răm vẫn sống và sinh sản bình thường.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Mỗi khi ăn hột vịt lộn, chắc chắn bạn phải có rau răm làm gia vị cùng với mấy lát gừng và muối tiêu. Bạn có biết vì sao không? Thơm? Ngon? Bổ? Đúng vậy. Nhưng bạn nên biết thêm rằng: Đó là sự cân bằng Âm – Dương của thiên nhiên, tạo ra những món ăn hoàn hảo.

Trứng vịt lộn thì tính hàn và đại bổ dưỡng. Rau răm gừng và tiêu làm cho thức ăn ấm lại, chống được hậu quả lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

Chữa mùa hè say nắng, chết khát: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

Chữa kém ăn: Rau răm ăn theo gia vị hoặc dùng cả cây 10-20g sắc uống sau bữa ăn.

Chữa ghẻ lở, chốc, sâu quảng: Lấy toàn cây rau răm ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi, hoặc giã nát xát hoặc đắp rồi băng vết ghẻ lở lại.

Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu Long não hay cồn Long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Cuối cùng, lời dặn của thầy thuốc, bạn hãy lưu ý: Khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh không được dùng rau răm, bạn nhé!

Xem thêm:

Cách làm đẹp bằng rau răm giúp se khít lỗ chân lông ngay sau 1 đêm