Ngoài làm thức ăn, công dụng của cây dền gai còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Nổi bật nhất vẫn là khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Nội dung
Đặc điểm của cây dền gai
Dền gai hay dền hoang (danh pháp: Amaranthus spinosus) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Là những loài cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, sức nảy mầm cao.Cây rau dền gai thường có một thân thẳng, cành vươn vừa phải, những loài trồng lấy hạt có hoa tạo thành cụm hình chùy ở đầu cành còn những loại lấy rau có hoa mọc dọc theo cành.
Các loài trong rau dền được thấy ở cả vùng đồng bằng lẫn vùng núi ở độ cao đến 1.500m như Hymalaya, Andes… Chu kỳ phát triển của nó tương đối ngắn, các giống dền trắng và dền đỏ ở Việt Nam gieo hạt sau 25-30 ngày là có thể đem trồng, sau khi trồng 25-30 ngày đã thu hoạch được. Các loài dền hạt trồng làm cây lương thực gieo hạt sau 3-4 ngày bắt đầu nảy mầm và ra hoa sau đó khoảng 2 tháng rưỡi.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dền gai
Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 – 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 – 3 lần, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Ho có đờm: Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.
Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g, kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 10 ngày.
Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ): Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Rắn cắn: Hạt rau dền gai 5g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu thuốc với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn thuốc nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn.
Viêm họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai ngậm 1 – 2 lần.
Chữa lỵ: Thân, lá cây rau dền gai 100g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, rau sam 30g. Nấu canh ăn ngày 1 – 2 lần.
Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Rau dền gai, Rau ngò mỗi vị 100g luộc ăn cả cái lẫn nước, bằng cách hái đọt lá non dền gai tước vỏ gai cứng bên ngoài luộc chấm mắm hoặc nấu canh tôm cua.
Chữa tiểu đường, kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau dền gai luộc chấm muối mè.
Chữa nóng sốt: rau dền gai 200g băm nhỏ sắc chắt lấy nước uống.
Chữa táo bón: rau dền gai, rau đay, rau mồng tơi mỗi thư 50g nấu canh cua ăn tuần vài lần.
Chữa thiếu máu thiếu sắt: Rau dền gai 100g, gan heo non 50g xào ăn tuần vài lần.
Chữa tiểu buốt gắt: Rau dền gai, rau mã đề mỗi vị 100g sắc nước uống.
Chữa đau đầu chóng mặt huyết áp cao: Rau dền gai, cỏ màn chầu mỗi vị 100g sắc nước uống.
Chữa viêm bàng quang: Rau dền gai tươi 50-80g sắc nước uống.