Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, có thể bộc phát thành dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng động. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ và gây tử vong cao. Khi mắc bệnh, hãy chủ động hỗ trợ điều trị bằng cách dùng cây nhọ nồi chữa sốt xuất huyết.
Đặc điểm chống tác dụng của discumarin, chống chảy máu, không độc và không gây tăng huyết áp hay giãn mạch của cỏ nhọ nồi khiến loại cây này đặc biệt thích hợp cho điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền.
Nội dung
Công dụng của cây nhọ nồi
Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, chân thương,sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…
Cỏ nhọ nồi cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.
Trong dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng…
Bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi chữa bệnh sốt xuất huyết
Bài 1: Nhọ nồi 40g, rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g. Rửa thật sạch rồi đem sắc đặc để uống.
Bài 2: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, nhọ nồi 50g rửa thật sạch. Xay với chút muối và nước lọc, chắt lấy nước uống.
Bài 3: Nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.
Bài 4: Nhọ nồi ( bao gồm cả rễ, hoa, lá, cành) rửa thật sạch, ngâm với nước muối. Sau đó đem xay nhuyễn với muối và nước lọc. Chắt lấy nước uống, bã dùng để đắp lên trán và buộc vào gan bàn chân.
Lưu ý: trẻ em từ 1 – 5 tuổi, liều bằng 1/3 người lớn. Trẻ em từ 6 – 13 tuổi, liều bằng 1/2 người lớn. Trẻ em từ 14 tuổi trở lên bằng liều người lớn.
Trong quá trình điều trị, nên cho bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, phở, súp và không nên dùng những loại rau củ quả có màu đen, đỏ, nâu vì dễ bị nhầm với xuất huyết dạ dày khi đi ngoài hay nôn ói, không dùng những thức uống ngọt đóng chai, thức uống có ga, nước trà.
Trong các bài thuốc chữa sốt xuất huyết đều có vị nhọ nồi do đó không được dùng cho người bị rối loạn chức năng đại tràng, đại tiện phân sống, phân loãng, đầy bụng, chậm tiêu.
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi…
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Phát quang bụi rậm.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Để phòng chống muỗi đốt
Đối với trẻ em, không cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Tổng hợp
Xem thêm: