Trong những ngày qua, chè mè đen đậu phộng là món ăn được cộng đồng mạng và những tín đồ ăn vặt săn lùng khắp mọi nơi. Tuy nhiên, để “bưng” món ăn này về quả là một điều không dễ nếu nhà bạn xa hoặc bạn ít có thời gian đi mua thì ngay bây giờ, Tài nguyên thực vật sẽ giới thiệu đến bạn cách làm chè mè đen đậu phộng đơn giản vừa giúp thõa “cơn thèm” mà còn giúp giữ dáng, đẹp da, tăng cường sức khỏe nữa đấy.
Cách làm chè mè đen đậu phộng đơn giản
Nguyên liệu:
– 200 gam mè đen
– 200 gam đậu phộng
– 200 gam đường kính
– 50 gam bột năng
– 2 – 3 chiếc lá dứa
– 200 gam dừa nạo
Cách chế biến
Mè đen cho vào thau nước lạnh, vo sạch, vớt bỏ tạp chất. Sau đó dùng rá hay rổ nhỏ vớt mè ra, sấy khô, cho lên chảo rang vàng, xay thành bột mịn.
Bạn rang chín đậu phộng, tách vỏ, xay mịn đậu phộng (để tách vỏ đậu phộng dễ hơn, bạn rang đậu phộng xong thì ủ đậu phộng vào khăn hay vải sạch khoảng 20 – 30 phút, sau đó tách vỏ đậu phộng sẽ dễ hơn nhé).
Cho dừa nạo vào 1 túi vải với 2 chén nước ấm để vắt lấy nước cốt, để riêng. Bạn cho nước cốt dừa vào nồi, đun cho tới khi nước cốt dừa sôi thì tắt bếp, để nước cốt dừa nguội.
Tiếp tục cho thêm 5 chén nước ấm vào chỗ dừa nạo vừa sử dụng để vắt lấy nước dão nấu chè.
Lấy một chiếc tô lớn, đổ nước dừa dảo với bột mè xay, đậu phộng và đường cát trắng vào, quậy tan, dùng rây lược lại một nữa cho bớt lặn cặn. Lá dứa rửa sạch, bó gọn.
Đưa hỗ hợp trở lại nồi, đun sôi cùng bó lá dứa. Bạn khuấy đều tay để nguyên liệu tan đều vào nhau. Bạn hòa bột năng với 3 muỗng canh nước, sau đó bạn trút từ từ bột năng vào nồi, khuấy đều tay để tạo độ sánh cho chè rồi tắt bếp.
Giờ thì bạn chỉ cần múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức được rồi!
Lợi ích từ mè đen
Hạt mè chứa khoảng 40 – 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, can xi oxalat. Dầu mè chứa nhiều calo, a xít béo omega 3 và omega 6… có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Mè đen và mè trắng đều tốt cho sức khỏe, nhưng đông y khuyến cáo nên dùng mè đen vì đây được xem như một vị thuốc.
Mè đen còn giúp tiêu hủy các loại giun sán trong đường ruột, giảm chứng khô mắt, có tác dụng hữu hiệu đối với các vấn đề về tiêu hóa như nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu. Chọn mè tươi ngon tại nơi bán đáng tin cậy, về nhặt sạch rồi đãi qua với nước. Để ráo rồi cho vào chảo rang chín. Khi hạt mè phồng lên và nổ lách tách nghĩa là đã chín, lưu ý không để lửa lớn để tránh mè bị cháy. Đem xay nhuyễn rồi trữ trong hũ sạch để chế biến thành nhiều món ngon.
Đối với người lớn tuổi thì cho bột mè đã xay nấu cùng với khoai mỡ hoặc với gạo tẻ thành món cháo dùng mỗi ngày đều rất tốt. Những người trẻ nếu không có thời gian thì có thể trộn hạt mè đen đã rang với đậu phộng giã nhuyễn cùng một ít muối, tiêu, thành loại gia vị ăn cùng cơm hoặc xôi mỗi ngày.
Đối với phụ nữ mang thai nâng cao khả năng miễn dịch của thai phụ tốt cho phụ nữ mang thai trong sự phát triển trẻ sơ sinh, thúc đầy phát triển trí tuệ của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.Hạt mè đen mang nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời cũng kích thích khả năng hấp thụ của cơ thể, khiến bà bầu có thể tăng cường sức đề kháng, có khả năng phòng ngừa những triệu chứng cảm lạnh, sốt. Không chỉ có vậy, những em bé sơ sinh có mẹ thích ăn mè đen sẽ ít mắc phải các bệnh ngoài da.
Đối với phụ nữ Đông y còn dùng mè đen như một vị thuốc giúp đen tóc bên cạnh hà thủ ô. Mè đen còn giúp trị mụn nhọt, làn da mềm mại. Do đó, bên cạnh việc dùng trực tiếp mè đen còn có thể dùng:
- Dầu mè để thay thế các loại dầu ăn khác trong chế biến. Dầu mè cũng rất thân thiện với trẻ em do chứa nhiều vitamin E, B và canxi.
- Cách thông dụng nhất là nấu chè mè đen (còn gọi là xí mà phủ). Mè đã chín và xay nhuyễn hòa với một ít nước lọc cùng với bột sắn dây hoặc bột nếp, cho lên bếp đun sôi, thêm một ít đường rồi nhấc xuống. Món này trị táo bón hiệu quả, có thể ăn một chén trước khi đi ngủ mỗi ngày. Người Nam bộ thường cho thêm nước dừa hoặc sữa vào cũng rất ngon.
- Ngoài ra thì có thể sử dụng các thức uống dinh dưỡng có sẵn khác có thành phần tự nhiên từ mè đen như sữa mè đen.