Ngoài việc tạo thêm hương vị cho các món ăn, gừng còn được dùng làm bài thuốc chữa nhiều bệnh. Dưới đây, Tài nguyên thực vật sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ công dụng của gừng.
Nội dung
SƠ LƯỢC VỀ GỪNG
Tên khác: Khương – Sinh khương (củ gừng tươi) – Can khương (củ gừng khô) – Co khinh (Tày).
Cách trồng gừng: Trông bằng củ mầm vào mùa xuân, nơi đất xốp nhiều mùn ẩm.
Bộ phận dùng: Củ
Thu hái, chế biến gừng: Sinh khương đào lấy củ vào mùa hạ và mùa thu, cắt bỏ rễ con, rửa sạch (muốn giữ tươi lâu, cho vào chậu phủ kín đất lên).
Chế can khương: Đào lấy củ gừng già đã có xơ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, đồ chín, phơi khô.
Công dụng của gừng:
Công dụng của Gừng tươi: Dùng chữa cảm lạnh nôn mửa, ho có đờm, bụng đầy trướng. Giải độc do bán hạ, thiên nam tinh, cua cá,…
Công dụng của Gừng khô: Dùng chữa đau bụng, hàn, thổ tả, chân tay lạnh, mạch yếu, phong hàn thấp, ho suyễn, ho ra máu.
Liều dùng:
Gừng tươi: 5 – 12g/ngày
Gừng khô: 3 – 8g/ngày
BÀI THUỐC ỨNG DỤNG TỪ NGỪNG
Bài 1: Chữa ỉa chảy, mất nước, mạch nhỏ yếu, người mệt, chân tay lạnh, mồ hôi toát ra.
Gừng khô: 60g
Nhục quế: 60g
Đại hồi: 100g
Rượu trắng: 40 độ: 1000ml
Tán nhỏ ngâm rượu, mỗi lần uống 10 – 20 ml, ngày uống 3 – 4 lần. Uống đến khi ngừng ỉa chảy thì thôi (dùng cho người lớn).
Bài 2: Chữa cảm cúm nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi.
Gừng sống giã nhỏ: 12g
Tóc rối một ít
Rượu trắng 40 độ: 50ml
Tất cả đem xào nóng, chà xát khắp người vào chỗ đau mỏi.
Bài 3: Chữa nôn mửa
Dùng gừng sống nhấm từng tí một, nuốt nước đến khi hết nôn
(Trích: Cây rau cây thuốc – Bộ Y tế Vụ y học cổ truyền – NXB Y học)
NHỮNG CÔNG DỤNG KHÁC CỦA GỪNG
1. Lở loét miệng
Dùng nước gừng nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết lở loét.
2. Đau răng do viêm nha chu gây ra
Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau.
3. Đau nửa đầu
Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.
4. Giải rượu
Dùng nước gừng nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu.
5. Đầu có gàu
Trước tiên là dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gầu.
5. Đau lưng dưới bả vai
Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.
6. Bệnh giun sán
Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán.
7. Chữa hôi chân
Ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất.
8. Cao huyết áp
Lúc huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống.
9. Đau đầu cảm lạnh
Ngâm hai chân vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân là được. Có thể cho thêm muối, giấm và ngâm đến khi mu bàn chân đỏ lên. Cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho. Ngoài ra, có thể cắt sợi gừng tươi, cho thêm đường đỏ nấu canh. Uống khi vẫn còn nóng rồi đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng được trị khỏi.
10. Nổi mày đay
Cháo gừng tươi quế chi: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.
11. Cổ họng sưng đau
Cho một chút muối ăn vào trong nước gừng nóng, uống như uống trà.
12. Đau xương khớp
Ăn lượng gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.
13. Đau bụng kinh
Bỏ 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần là khỏi.
14. Tay chân nổi mụn nhọt nhưng chưa lở loét
Có thể dùng gừng tươi nấu nước ngâm tay, ngâm chân. Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, từ đó chống được nổi mụn nhọt.
15. Nổi rôm
Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng.
16. Nhiều gàu, rụng tóc
Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, rất đáng thử.
17. Mùi hôi cơ thể
Mỗi ngày dùng gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt.
18. Gừng trị vết thương ngoài chảy máu
Lấy gừng nướng cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức.
19. Vết thương rắn cắn
Dùng bột gừng đắp ngoài vết rắn cắn.
20. Say xe
Uống một ít nước gừng trước khi lên xe, hoặc cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại vị trí cách đường kẻ sọc cổ tay khoảng 2 phân, dùng khăn bọc lại. Cũng có thể ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.
21. Buồn nôn ói mửa
Lúc dọn rửa vật dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là tránh được.
22. Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng
Có thể dùng bột gừng hoặc nước đường với gừng để uống, sẽ có tác dụng giải cứu.
23. Ho
Dùng 15g gừng tươi nấu nước, cho thêm đường trắng đủ ngọt rồi uống khi còn nóng để trị viêm ho. Ngoài ra, dùng 30g gừng tươi nấu nước, tắm cho trẻ em, có thể trị bệnh ho cho trẻ.
Hiện nay, công dụng của gừng vẫn không ngừng được tiếp tục nghiên cứu để mang lại lợi ích nhiều hơn cho người sử dụng. Hãy theo dõi website Tài nguyên thực vật thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.