Công dụng của cây gấc là rất hữu ích với sức khỏe của nhiều người. Hầu như toàn bộ bộ phận của cây gấc đều có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là công dụng, cách dùng từng bộ phận của cây gấc.
Nội dung
Theo Đông y:
(1) Hạt gấc (Mộc miết tử): có vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có độc. Vào các kinh Can, Tỳ và Vị. Có tác dụng tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa mụn nhọt, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng đau, bị đòn hoặc bị ngã chấn thương.
(2) Rễ gấc (Mộc miết căn): Có vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh. Có tác dụng tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Công dụng, cách dùng từng bộ phận của cây gấc
Từ các kết quả nghiên cứu đã kết luận thành phần của màng Gấc chứa: betacaroten, vitamin E và vitamin F phục vụ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân ta là một hướng cần được khuyến khích và đầu tư. thuốc chống suy dinh dưỡng, phòng chống lão hóa
+ Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
+ Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà. Liều dùng dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bơi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng).
+ Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g.
Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.
+ Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam.
+ Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.
Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.