Cau thuộc họ Cau.
Mô tả: Cau là loài cây trồng quen thuộc đối với chúng ta. Cây cao tới 15 – 20mm, có thân cột, mang chùm lá ở ngọn. Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Cụm hoa là bông mo, phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái thường ở dưới, hoa đực có mùi thơm. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt tròn có nột nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt, vị chát.
Bộ phận dùng: Hạt, vỏ quả (Đại phúc bì).
Nơi sống và thu hái:
Cau được trồng khắp nơi vùng đồng bằng để lấy quả ăn trầu. Trồng bằng quả, sau 5 – 6 năm mới thu hoạch. Chọn quả già, bóc lấy vỏ, rồi chẻ quả cau lấy hạt đi phơi khô,
Hoạt chất và tác dụng:
Trong hạt Cau có tanin, chất mỡ, chất đường, muối vô cơ. Hoạt chất chính là ancaloit: arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacelin. Arecolin là chất cường đối giao cảm, làm tăng sự tiết dịch, làm co đồng tử. Với liều thấp, nó làm kích thích thần kinh, với liều cao làm liệt thần kinh. Nó làm tăng nhu động ruột, làm tê bại cơ sán, làm liệt thần kinh sán.
Theo Y học cổ truyền, hạt Cau có bị chát, the, tính ấm, có tác dụng thông khí, rút nước, sát trùng, trừ giun sán. Vỏ quả cau vị ngọt, hơi the, tính ấm, có tác dụng thông khí, rút nước, thông đại tiểu tràng (ruột) thường được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa bụng trướng đầy, ỉa chảy, phù thũng, cước khí.
Cách dùng:
Hạt cau dùng sắc uống với liều thấp (0.5 – 1g/ngày), kích thích tiêu hóa, chữa viêm ruột. Với liều 4g, dùng chữa sán cho người (buổi sáng, lúc đói ăn 40 – 100g hạt Bí ngô đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ uống nước sắc hạt Cau với liều 60 – 80g đối với người lớn, uống độ 150ml hết 1 lần; nửa giờ sau, uống một liều thuốc tẩy, nằm nghỉ, đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm). Hạt Cau mài lấy bột phơi khô hòa với dầu vừng bôi cho trẻ em bị chóc đầu. Vỏ quả cau thường dùng dưới dạng thuốc sắc. Ngày dùng 6 – 10g.
Nội dung
Cách làm hạt cau ngâm rượu
Hạt cau ngâm rượu có tác dụng:
Rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.
Chuẩn bị:
– Chọn 20-25 quả cau tươi
– 1 lít rượu trắng ( nên chọn loại rượu lúa mới của nhà máy, vì loại rượu này đã được khử chất độc andehit)
Cách làm: Dùng dao tước hết vỏ xanh của quả cau bỏ đi. Tiếp tục tước cùi trắng cho tới hạt, hạt mang thái đôi hoặc thái bốn. Đổ cùi trắng và hạt cau vào rượu cho vào một cái chai, đậy nút thật chặt, để khoảng 1 tháng, nước cau chuyển màu vàng cánh gián, là đem ra dùng được, càng ngâm lâu thì chất lượng càng tốt. Có thể ngâm làm nhiều chai, sử dụng dần từng chai một.
Lưu ý: Rượu cau rất cay nên nếu chưa quen những lần ngậm đầu tiên nên ngậm chút một, ngậm sau khi đánh răng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy khoảng 15 phút thì nhổ đi. Tốt nhất là không nên súc miệng lại hoặc ăn uống ngay mà để cho tinh chất rượu cau ngấm vào các nướu răng. Nếu là trẻ em nên pha loãng rượu cau và dặn các em không được nuốt. Chăm chỉ sử dụng hàng ngày để phòng trống sâu răng thâm nhập và ngăn các bệnh về răng lợi.
Tổng hợp