Y học phát triển, những nghiên cứu về công dụng của cây chó đẻ càng ngày càng được khai sáng. Từ đó, loài cây tưởng chừng như hoang dại này đã trở thành một trong những loại dược liệu giàu dược tính. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn 1 bí ẩn đằng sau công dụng của cây chó đẻ mà ít người biết đến.
Nội dung
Những ghi chép về công dụng của cây chó đẻ
-
Khả năng chữa sỏi thận
Một nghiên cứu ở trường Đại học Y Paulists ở Sao Paulo, Brazil vào năm 1990 đã cho biết cây chó đẻ chữa khỏi sỏi thận ở người và chuột thí nghiệm sau khi được cho uống trà diệp hạ châu từ 1 đến 3 tháng. Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalate cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành. Kết quả nầy cũng phù hợp với những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng nầy dẫn đến hiệu quả trục xuất sỏi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium oxalate và cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.
-
Tác dụng chữa viêm gan siêu vi B của cây chó đẻ
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây chó đẻ có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal, gan nhiễm mỡ. Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này.
Công dụng và cách dùng cây chó đẻ
a) Sử dụng cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi.
– cây chó đẻ đắng 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g.
Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa cây chó đẻ, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của Nhân trần và cây chó đẻ khi cần sử dụng lâu dài.
b) Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.
– Cây chó đẻ đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà.
c) Chữa sạn mật, sạn thận bằng cây chó đẻ
– Cây chó đẻ đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
d) Cách chữa sốt rét bằng cây chó đẻ
-Cây chó đẻ đắng 16g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc uống.
Lưu ý khi dùng cây chó đẻ – tránh đùa với tử thần
Theo kỹ sư hóa Bùi Văn Cứ (Hội hóa học TPHCM), phân tích cho thấy trong thành phần CCĐ răng cưa có một số chất kháng sinh đối kháng với các vi khuẩn gồm tụ cầu trùng, coli, sonnei, shiga…
Vì thế mà chó mẹ sau khi sinh con thường ăn CCĐ để mau lành vết thương. Dược sĩ Trương Phúc Tinh lưu ý, vì trong CCĐ có chất kháng sinh mà theo nguyên tắc ngành y, loại này không được tự ý dùng, không được lạm dụng và sử dụng kéo dài. Tính phá huyết của CCĐ bắt nguồn từ cơ sở đó.
Tóm lại, những công dụng của cây chó đẻ trong việc chữa bệnh là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể dùng tùy ý loại cây này. Nếu có nhu cầu dùng, cần được kê đơn từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.