Món ăn bài thuốc

Công dụng của cây sả và những bài thuốc áp dụng

Không phải ngẫu nhiên mà sả thường được xuất hiện trong các món ăn của chúng ta. Bởi từ rất lâu đời, Đông y đã phát hiện công dụng của cây sả là vô cùng hữu ích với hệ tiêu hóa, huyết áp và thậm chí là…giúp làm đẹp. Hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của cây sả ngay tại bài viết này.

Công dụng của cây sả

Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã muốn “chiếm hữu” ngay cho riêng mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên.

Cây sả được ví như một “kho báu” tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.

Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.

Đây là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, làm “dậy” mùi cho món ăn, khử mùi tanh, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Những công dụng của cây sả ít người biết đến

1. Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Giúp tiêu hóa tốt

Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

Công dụng của cây sả
Sả có tác dụng tăng cường “sức khỏe” cho hệ tiêu hóa

3. Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh

Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).

5. Giải độc

Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

6. Có lợi cho hệ thần kinh

Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …

Thông tin thêm:

Không chỉ có cây sả, các nhà khoa học còn tìm thấy trong cá biển một hợp chất giúp làm phát triển hệ thần kinh, giúp trẻ thông minh và phát triển tốt hơn. Đó chính là Omega 3 chứa DHA. Nhưng điều đáng tiếc là cơ thể của chúng ta không thể tự sản xuất được chất này. Do đó, thuốc Omega 3 của Úc đã ra đời. Vì sao mọi người lại chọn sản phẩm đến từ Úc? Xem chi tiết ngay TẠI ĐÂY

Công dụng của cây sả
Sả còn giúp cải thiện các chức năng của hệ thần kinh

7. Giảm huyết áp

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

8. Giảm đau

Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

9. Làm đẹp da

Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi.

Một số bài thuốc từ cây sả

1. Giải cảm: Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.

2. Chữa cảm cúm trúng hàn: Ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông.

3. Trị nhức đầu: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông. Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

4. Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.

5. Trị mụn nhọt: Nấu nước lá sả tắm hàng ngày.

CÔNG THỨC NƯỚC UỐNG TỐT CHO SỨC KHỎE TỪ SẢ

NƯỚC CHANH SẢ THẢO MỘC

– Nguyên liệu:

1 quả chanh, 1/2 nhánh sả, một ít lá húng quế, 200ml nước, 15gr đường, đá.

– Cách làm:

Rửa sạch húng quế và sả rồi bỏ vào giã dập, pha nước chanh như bình thường. Sau đó, hòa hai thứ vào với nhau và lọc lấy nước trong rồi thêm đá.

Công dụng của cây sả
NƯỚC CHANH SẢ THẢO MỘC

TRÀ SẢ GỪNG

Nguyên liệu (cho 2 tách trà):

+1 cây sả khô (bạn có thể dùng sả tươi)

+1 nhánh gừng nhỏ: cạo vỏ và bào nhuyễn

+1/2 quả chanh tươi

+Vài mẩu quế

+Vài mẩu đinh hương

+Ít hạt bạch đậu khấu

+1 muỗng cà phê mật ong

+2 bát nước lọc

Cách làm

Bước 1: Dùng nồi nấu trà đun nóng 2 bát nước. Sau đó cho nhánh sả khô vào cùng gừng, ít mẩu quế, ít mẫu đinh hương, ít hạt bạch đậu khấu và đun sôi.

Bước 2: Sau khoảng 10 phút đun trà, bạn đem trà đi lọc qua một chiếc lưới và lấy nước trong lọc được rót vào cốc trà.

Bước 3: Vắt ít nước cốt chanh vào và khuấy đều với một muỗng mật ong.

Công dụng của cây sả
TRÀ SẢ GỪNG

Lưu ý khi uống thức uống từ sả:

– Để mang lại tác dụng tốt nhất, nên uống vào buổi sáng và uống nhiều nước trong ngày.

– Trà sả, nước chanh sả gây kích thích co thắt tử cung nên không thích hợp cho phụ nữ mang thai.

– Người có vấn đề về thận hoặc gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà sả.