Trong số những cây cảnh phong thủy mà hiện nay mọi người ưa chuộng, không thể nào không kể đến cây Bạch Mã Hoàng Tử. Bài viết xin chia sẻ cách chọn và vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử đúng phong thủy để mang tài lộc đến cho chủ nhân. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Nội dung
Đặc điểm và ý nghĩa cây Bạch Mã Hoàng Tử
Đặc điểm sinh trưởng cây Bạch Mã Hoàng Tử
Thật ra, cây có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, được chuyển sang tiếng Việt với tên gọi là Bạch Mã Hoàng Tử hay cây Bạch Mã vì vẻ đẹp lịch lãm của nó. Cây thuộc họ Araceae (Ráy) nên có rễ chùm, khá dài. Rễ cây nếu được ngâm trong nước hoặc trồng thủy sinh thì sẽ có màu trắng ngà hoặc trắng muốt.
Cây mọc ngoài tự nhiên có thể cao lên tới 1m5, trồng chậu thì cao từ 40cm đến 1m. Bạch Mã mọc thành bụi, có thể nhân giống bằng cách tách bụi, hiệu quả hơn nhiều so với gieo giống. Thân cây vươn thẳng đứng, màu trắng muốt, tán lá lớn có gân trắng. Lá Bạch Mã Hoàng Tử hình bầu dục lớn, nhọn ở đầu, màu xanh lơ (xanh nước biển), nhiều sọc vân trắng.
Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Bạn có biết, ý nghĩa phong thủy sẽ ảnh hưởng đến vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử. Cây Bạch Mã mang vẻ đẹp như một chàng hoàng tử phong độ, lịch lãm, là biểu tượng của sự vươn lên, tiến nhanh thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống. Cây mang may mắn và tài lộc đến cho người trồng.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phong thủy khá hợp người mệnh Kim và mệnh Thủy vì màu sắc chủ đạo của cây là trắng và xanh lơ. Những người thuộc hai mệnh này trồng cây Bạch Mã thì công việc sẽ hanh thông, thăng tiến hơn. Đặc biệt, những người làm quản lý, lãnh đạo càng nên trồng cây Bạch Mã để thể hiện quyền uy và vị thế của mình.
Cách chọn và vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử
Hướng dẫn cách chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử
Việc chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử như thế nào, điều này đơn giản hơn bạn tưởng. Đầu tiên bạn nên xác định mình sẽ trồng cây thủy sinh hay trồng trong đất. Nếu trồng Bạch Mã thủy sinh, thì nên chọn cây có kích thước thấp, cây trồng đất thì có thể thoải mái lựa chọn chiều cao nào cũng được.
Chọn cây Bạch Mã cần có thân cứng cáp, vươn thẳng, không xiêu vẹo cong gãy. Lá Bạch Mã phải to, xòe rộng, trơn mướt, màu đẹp, không bị loang lổ, khô lá hay có sâu rầy bám. Lá úa vàng, cuộn lại hoặc xòe quá rộng thì không nên chọn. Rễ cây Bạch Mã trắng, khỏe, không ố vàng, thối rữa hay bốc mùi. Cây Bạch Mã Hoàng Tử trổ hoa trắng thì càng tốt. Nhưng lưu ý không chọn cây có hoa bị khô hoặc có nấm trắng.
Vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Bạch Mã Hoàng Tử chịu ánh sáng gián tiếp hoặc cũng có thể sống được trong điều kiện bóng râm hoàn toàn nên có thể làm cây trồng nội thất rất lý tưởng. Chỉ cần bạn lưu ý đáp ứng đủ điều kiện sống cần thiết cho cây là được. Ví dụ như cây cần đất khô thoáng, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Không đặt cây ở nơi có mưa tạt, quá ẩm ướt. Thỉnh thoảng mang cây phơi nắng nhẹ để cây sinh trưởng tốt hơn, không sâu bệnh.
Đa số cây Bạch Mã Hoàng Tử đều khá to và cao nên khó có thể đặt được trên bàn làm việc. Nếu nhà hoặc văn phòng, cơ quan bạn có chiếc bàn khá lớn thì hãy cân nhắc đặt cây Bạch Mã ở trên bàn.
Vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử thích hợp nhất là dưới nền đất, hai chậu ngay cạnh cửa ở lối ra vào, hai chậu ở trước hiên (sân hoặc sảnh), vài chậu nơi góc phòng. Nhiều người cho rằng cần đặt cây nơi hướng Đông để đón ánh sáng tự nhiên, mang đến nguồn năng lượng tích cực, may mắn và cũng giúp cây quang hợp tốt hơn.
Đồng thời cũng nên chú ý tránh đặt cây ở những nơi quá tối tăm bí bách. Nếu vị trí đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng thì mỗi tuần nên mang cây ra ngoài ánh nắng buổi sáng tối thiểu 2 tiếng.
Với những chia sẻ ở trên, hi vọng mọi người sẽ chọn được cây Bạch Mã Hoàng Tử thích hợp và biết cách sắp xếp nơi đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử đúng đắn. Nếu cần hỗ trợ thêm điều gì về cây cảnh phong thủy, các bạn hãy liên hệ số hotline 0985 507 105 để được tư vấn miễn phí nhé.