Nệm cao su non được yêu thích bởi sự êm ái, thông thoáng và độ bền cao. Tuy nhiên, việc nệm bị ướt có thể khiến bạn bối rối và lo lắng, không biết cách xử lý như thế nào. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ cách xử lý nệm cao su non bị ướt hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà!
Nội dung
Tại sao cần phải xử lý nệm cao su non bị ướt ngay lập tức
Thời gian là yếu tố then chốt để xử lý nệm cao su non bị ướt hiệu quả. Nên xử lý càng sớm càng tốt để hạn chế nước thấm sâu vào nệm, gây ẩm mốc và vi khuẩn phát triển.
Cách xử lý nệm cao su non bị ướt
Đối với loại nước thông thường
- Tháo ga nệm và dùng khăn lau sạch nước trên nệm. Sau đó, dùng phấn rôm rắc lên nệm để hạn chế ẩm ướt rồi, sau đó cho nệm khô tự nhiên.
- Đặt nệm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt gió để giúp nệm khô nhanh hơn. Không nên dùng bàn ủi hoặc máy sấy vì có thể làm ảnh hưởng đến chất liệu cao su. Bên cạnh đó, thường xuyên đổi mặt nệm khi phơi sẽ giúp sản phẩm khô ráo hoàn toàn.
Đối với nước tiểu
- Tháo ga nệm và dùng khăn thấm hút toàn bộ nước tiểu. Bạn nên phun thêm nước sạch lên vết ướt trước khi dùng khăn lau để loại bỏ vết ố và mùi hôi tốt hơn.
- Pha một ít nước hoa vào nước hoặc tinh dầu để xịt lên mặt nệm bị tè dầm. Cách làm này sẽ giúp bạn khử hoàn toàn mùi khai.
- Hong khô nệm bằng quạt máy. Lưu ý không dùng máy sấy hoặc phơi nệm dưới ánh nắng trực tiếp vì có thể làm cao su non bị nóng chảy, hư hỏng.
Đối với nước bẩn cứng đầu
Đối với các loại nước bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng 2 cách sau:
- Baking soda có tác dụng khử mùi hôi, loại bỏ tốt vết bẩn do bé tè dầm, vết nước hoa quả, nước ngọt có ga hoặc các vết ố vàng trên nệm. Bạn có thể rắc bột baking soda lên vị trí nệm bị ướt để hút ẩm. Bên cạnh đó, dùng nước soda phun vào chỗ ướt cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Sau khi toàn bộ nước soda đã bay hơi, tiếp tục dùng khăn bông lau nước hoặc dùng máy hút để hút nước.
- Cồn 90 độ: Xịt cồn lên mặt nệm và đợi khoảng 1 – 2 giờ cho đến khi cồn bay hơi. Dùng khăn bông thấm hút nước và phơi nệm ở nơi khô ráo. Cách làm này còn giúp bạn khử trùng nệm hiệu quả hơn.
Nệm cao su non bị ướt có phơi nắng được không?
Không nên phơi nắng nệm cao su non bị ướt. Việc phơi nắng trực tiếp có thể ảnh hưởng đến chất lượng nệm, làm giảm độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Cao su non có cấu trúc mở, dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV và nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời. Khi phơi nắng, nệm cao su non có thể bị:
- Co lại: Do mất nước, nệm cao su non có thể bị co lại, dẫn đến thay đổi hình dạng và kích thước.
- Mất tính đàn hồi: Nệm cao su non có thể trở nên cứng và kém đàn hồi hơn sau khi phơi nắng.
- Giòn và nứt nẻ: Nệm cao su non có thể bị giòn và nứt nẻ do tia UV làm hỏng cấu trúc của cao su.
- Thay đổi màu sắc: Nệm cao su non có thể bị phai màu hoặc ố vàng sau khi phơi nắng.
Mẹo bảo quản nệm cao su non luôn khô ráo
Bảo quản nệm để nệm có được thời gian sử dụng lâu nhất, bạn có thể tham khảo những cách bảo quản sau:
- Tránh ăn uống trên nệm: Trẻ nhỏ thường mang đồ ăn thức uống lên nệm, do nệm không phải là mặt phẳng cứng nên khi để nước sẽ dễ bị đổ lên nệm.
- Sử dụng vỏ bọc nệm chống thấm: Vỏ bọc nệm chống thấm giúp bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, nước và các chất lỏng khác.
- Đặt nệm ở nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh đặt nệm ở nơi ẩm ướt, nhiều bụi bẩn hoặc có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Giữ cho nệm thông thoáng: Thường xuyên tháo ga nệm và vỏ bọc để nệm được thông thoáng khí.
Trường hợp cần gọi thợ vệ sinh nệm chuyên nghiệp
Nếu nệm của bạn gặp những trường hợp sau đây, bạn nên nhờ đội vệ sinh nệm để giải quyết:
- Nệm bị dính bẩn cứng đầu, khó có thể tự làm sạch.
- Nệm bị nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
- Nệm có mùi hôi khó chịu sau khi đã áp dụng các biện pháp khử mùi thông thường.
Kết luận
Với những bí kíp và mẹo bảo quản đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý nệm cao su non bị ướt hiệu quả và giữ cho chiếc nệm êm ái luôn trong trạng thái tốt nhất. Hãy nhớ vệ sinh nệm định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.