Khỏe đẹp, Kiến thức thực vật, Món ăn bài thuốc

Sâm Ngọc Linh – nhân sâm của người Việt

Được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam, một trong những loại sâm quý giá và đắt đỏ bậc nhất thế giới. Hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh thuộc loại cao nhất trong tất cả loại sâm, có giá trị vô cùng lớn với sức khỏe con người.

Nguồn gốc và tên gọi

Từ nhiều năm về trước, trước cả khi các nhà khoa học phát hiện ra thì sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng sử dụng như một loại củ rừng. Đối với họ, đây là báu vật bồi bổ và chữa bệnh, được đặt tên là củ Ngải Rọm con hay cây Thuốc Giấu.

Tiếng lành đồn xa, vào năm 1973, một đội cán bộ của khu y tế Trung Trung Bộ đã lên đường đến chân núi Ngọc Linh (Đăk Tô – Kon Tum) để tìm hiểu về cây thuốc quý nhằm phục vụ cho mục đích chiến tranh.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, vào 19/03/1973 đoàn cán bộ đã phát hiện 2 cá thể đầu tiên và chiều cùng ngày đã tìm ra cả một vùng sâm rộng lớn, trải dài ở núi Ngọc Linh. Bước đầu nhận định đây là loại sâm mới, đặc biệt quý hiếm và chưa từng xuất hiện trên thế giới, sinh sống tại chân núi Ngọc Linh, nơi có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển. Chính bởi nguồn gốc như thế mà loại sâm này được đặt tên là sâm Ngọc Linh.

Còn có tên gọi là sâm trúc, sâm khu năm, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu, sâm Việt Nam, được đánh giá là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới, là dược liệu thượng hạng.

Ngoài sâm Ngọc Linh thì Việt Nam còn loại sâm quý khác không? TOP 3 loại sâm Việt Nam quý hiếm

Đặc điểm hình thái

dac-diem-hinh-thai-cua-sam-Ngoc-Linh

Hình thái của Sâm Ngọc Linh

Một số đặc điểm của sâm ngọc linh như sau:

  • Thân: Nhìn chung, sâm Ngọc Linh khá giống với sâm Triều Tiên. Tuy nhiên, loại sâm này có nhiều sẹo trên thân, đốt dài 0.5 – 0.7cm. Có nhiều đốt khá giống với đốt ở cây trúc nên được gọi là sâm cây trúc.
  • Lá: Lá mọc ở đốt, trên đỉnh thân là lá kéo, cuống dài 6 – 12mm, lá kép hình chân vịt, phiến lá hình trứng, mép có hình răng cưa, 2 mặt đều có lông.
  • Hoa: Khi cây trên 4 tuổi, hoa có hình tán đơn, mọc giữa các lá, mỗi tán có 60 -100 hoa, hoa 5 cánh màu vàng nhạt, có 5 nhị, 5 lá đài và 1 vòi nhụy.
  • Rẽ: Mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất với nhiều rễ con và củ.
  • Quả: Mọc ở trung tâm tán lá, chiều dài khoảng 0.8 – 1cm, rộng 0.5 cm, khi còn non thì có màu xanh non sau chuyển sang xanh sẫm, vàng lục rồi đỏ cam. Trong mỗi quả chứa 1 hạt, mỗi cây có khoảng 10 – 30 quả.

Công dụng của sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh dưới góc nhìn Đông Y và Y học hiện đại

Theo quan điểm của Đông Y thì sâm Ngọc Linh có vị đắng, không độc và được quy vào 2 kinh Tâm, Thận.

Từ khi ghi danh vào các loại sâm quý giá nhất trên thế giới đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về thành phần cũng như công dụng của dược liệu.

sam-ngoc-linh-cong-dung

20 loại saponin quý mà chỉ riêng sâm Ngọc Linh mới có

Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong cây sâm Việt Nam có tới 52 hợp chất saponin, trong khi sâm Triều Tiên, nhân sâm Hàn, sâm Mỹ chỉ có 26 saponin. Đặc biệt có tới 20 loại saponin quý mà chỉ riêng sâm Ngọc Linh mới có.

Sâm Ngọc Linh có những thành phần sau:

  • Thân rễ, rễ củ chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có hơn 50% saponin dammaran kiểu Ocotilol với Majonoside-R2, saponin triterpen, các loại saponin khác như Ro, Rb1, Rb2, Rc, Rd, Rf, Rg2, Rg3 Rh1, Rh2,…
  • Trong lá sâm Ngọc Linh có chứa 19 saponin pammaran.
  • 17 hợp chất acid amin gồm lysine, isoleucine, phenylalanine, leucine, valine, threonine, methionine,…
  • 7 hợp chất polyacetylen
  • 20 chất khoáng vi lượng như Fe, Co, Cu, K, Co,…, các vitamin E, B12, B2,…
  • Tinh dầu (khoảng 0.1%), glucid, lipid.

Công dụng với sức khỏe

  • Giảm đau, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, có tác dụng tốt với khuẩn Streptococcus.
  • Có tác dụng giảm đau họng, làm dịu cơn ho, long đờm, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn.
  • Chứa Majonoside – R2, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, chống trầm cảm, giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Bồi bổ cơ thể, giúp ngủ sâu giấc, tốt cho người cao tuổi, còi xương, thiếu máu, mới ốm dậy…
  • Làm chậm quá trình lão hóa, chống oxy hóa, ức chế hình thành MDA, làm đẹp da, chống bạc tóc
  • Bổ máu, chữa thiếu máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ hệ thần kinh
  • Tăng cường chức năng gan, hỗ trợ đào thải độc tố trong gan, giải độc gan, chống xơ gan hiệu quả
  • Phòng chống ung thư, giảm đường huyết, chữa sốt rét, hỗ trợ phục hồi vết thương, hỗ trợ cầm máu vết thương…

Xem thêm:

Công dụng và cách dùng của thổ sâm cao ly