Kiến thức thảo dược

Bí quyết trồng cây cà gai leo cho từng vùng miền

Nếu bạn đang cần tìm một cây dược liệu chuyên trị cho bệnh gan thì cà gai leo là chọn lựa tuyệt vời. Cho đến nay, cà gai leo là cây dược liệu được nghiên cứu bài bản nhất về việc giải độc gan. Đó cũng là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều tìm cách trồng cây cà gai leo tại nhà.

cách trồng cây cà gai leo
Cây cà gai leo

 

Đặc điểm sinh thái của cây cà gai leo

Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng. Cà gai leo thích nghi trên nhiều loại khí hậu, nhiều loại đất: Đất phù xa, đất pha cát, đất ba gian. Cả ba miền Bắc, Trung Nam đều trồng được cây thuốc này.

Cây phát triển nhanh, tái sinh bằng hạt, là cây sống lâu năm trồng 1 lần có thể thu hái trong nhiều năm do vậy khâu chăm sóc không quá vất vả.

Cách trồng cây cà gai leo

1, Chọn giống cà gai leo

Ngoài tự nhiên hiện nay có đến 4-5 loại cà gai, chúng thường mọc xen kẽ nhau nên rất rễ nhầm lẫn, bạn phải chú ý chỉ có loại cà gai leo có dây nhỏ, hoa màu trắng, khi chín quả có màu đỏ, nước sắc cà gai leo có vị đắng nhẹ mới là loại cà gai leo chuẩn được sử dụng làm thuốc.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Miền Bắc trồng vào mùa xuân cây nhận được mưa lộc nên phát triển tốt , Miền Nam mùa mưa không bị ánh nắng chiếu mạnh cây phát triển tốt. Mật độ kích thước hàng cách hàng 50×50 cm, cây cách cây 50×50 cm.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Khi chọn giống xong ta chuẩn bị đất trồng ( hay bạn làm đất trước và chọn giống sau cũng được ) , đất phải dọn sạch( cày, bừa, phay), làm cho đất bằng phẳng , dọn sạch cỏ , phát quang bụi dậm , trộn với phân chuồng, làm dàn che nắng, gần nguồn nươc tưới, kích thước hàng cách hàng 50×50 cm, cây cách cây 50×50 cm.

4, Phân Bón Lót:

Chú ý trong khi chăm sóc chỉ sử dụng phân chuồng hoặc phân vi sinh không sử dụng phân hóa học đặc biệt là phân ure, để tránh sâu bệnh và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Gai Leo:

Khi trồng bóc bỏ túi bầu đạt cây giữa hố đạt, chỉnh cho thẳng cây lấp đất lại nén chặt đất ở gốc , trồng xong tưới ít nước cho cây tránh cây rút nước .

6. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Gai Leo:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cà gai leo được chăm sóc tốt chỉ sau 4 tháng có thể thu hoạch, chúng ta thu hoạch thân, rễ ( để riêng) cắt khúc,phơi kho, không để nơi ẩm ướt. Đóng vào túi nilong bảo quản

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cà Gai Leo:

Khi cây phát triển khoảng 2 tháng , khi thấy cỏ mọc ở gốc ta nên dọn sạch cây sẽ phát triển nhanh hơn. Làm dàn cọc cho cây leo. Bón phân vào gốc, mỗi gốc chỉ cho 100g/cây kích thích ra rễ, nếu bón quá liều lượng sẽ làm chết rễ (nên bón xa gốc một ít tránh xót rễ ). Cung cấp một lượng nước vừa phải cho cây ( khi thấy đất khô thì tưới nước), không tưới quá nhiều nước vì cây sẽ bị úng rễ.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Cà Gai Leo

Chú ý sâu bệnh trên cây cà gai leo để tìm mua thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Cà gai leo được chăm sóc tốt chỉ sau 4 tháng có thể thu hoạch, chúng ta thu hoạch thân, rễ ( để riêng) cắt khúc,phơi kho, không để nơi ẩm ướt. Đóng vào túi nilong bảo quản.

Tổng hợp

Xem thêm:

Bài thuốc bảo vệ gan bằng cà gai leo