Món ăn bài thuốc

DS Trần Việt Hưng nói về công dụng cây bồ kết

Trong khi Trung Hoa, Đài Loan và Canada đang phải vất vả đối phối với bệnh SARS, Việt Nam là nước đầu tiên được WHO công nhận là đã ngăn chặng được sự lan truyền của SARS…và có tin đồn là do ở xông hơi bồ kết tại những bệnh viện…và những nơi công cộng đông người lui tới (?). Bồ kết đã được dùng trong dân gian để gội đầu giúp mượt tóc, hơi bồ kết dùng để xông trong những đám tang, giúp trừ khử những mùi vương đọng…

ds-tran-viet-hung-noi-ve-cong-dung-cay-bo-ket-1

Đặc tính thực vật:

Bồ kết thuộc loại cây thân mộc, cao 5 – 10m, thân có gai to và cứng chia nhánh. Lá mọc so le, kép lông chim, hình trứng thuông dài, cỡ 25 mm x 15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn, màu trắng, Quả cứng, khi chín màu đen dài 10 – 12 cm, rộng 1 – 2 cm, hơi cong, hay thẳng: trong quả có 10 – 12 hạt màu nâu cỡ 7mm; quanh hạt là 1 chất bột màu vàng nhạt. Bồ kết ra hoa vào tháng 5 – 7, và ra quả vào tháng 10 – 12. Bồ kết có nguồn gốc từ khu vực giữa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, được trồng hầu như khắp Việt Nam, Bồ kết cũng được trồng tại Thái Lan, Ấn Độ. Quả được thu hái vào những tháng 10 – 11 đúng lúc đang màu xanh hay vàng nhạt, phơi khô để lâu, đổi sang màu đen bóng. Riêng gai Bồ kết (cũng là 1 vị thuốc) có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 9 qua đến tháng 3 năm sau, cũng được phơi khô..

Thành phần hóa học

Quả chứa:

10% hỗn hợp Saponin loại triterpenic trong đóng gồm Gleditsia saponin B -> G, Australosid, Gledinin, Gledigenin.

Các hợp chất Flavonoids như Luteolin, Saponaretin, Vitextin Homo-orientin, Orientin.

Men Peroxidase

Đường hữu cơ như Glucose, Galactose, Arabinose…

Các acid béo: Palmitic acid, Stearic acid, Oleic acid Linolic acid, Linoleic acid.

Các sterols như Stigmasterol, Sitosterol

Cerylacohol; tannins

Gai bồ kết chứa:

Gleditchia saponin B -> G, Palmitic acid, acid béo, hydrocarbon như nonacosane, heptacosane,..

Nghiên cứu của Duke trên hạt Gleditsia japonica, trồng tại Hoa Kỳ ghi nhận hàm lượng chất béo cao hơn 4.3% so với 2.8% nơi loài trồng tại Nhật

Đặc tính dược học:

Đa số những nghiên cứu về Bồ kết được thực hiện tại Trung Hoa, Nhật (tại Việt Nam cũng có 1 số công trình nghiên cứu về hoạt chất của Bồ kết).

Khả năng huyết giải: Bồ kết có khả năng huyết giải rất mạnh.

Khả năng kháng vi trùng: dung dịch lý trích bằng nước có tác dụng ức chế Escherichia coli, Eberthella typhosa, Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris và vi trùng gram âm (in vitro). Hỗn hợp Saporanetin và Flavonoid trong Bồ kết có tác dụng chống 1 số siêu vi trùng trong đó có cả loại Coronavirus.

Khả năng chống nấm: thử nghiệm in vitro cho thấy khả năng ức chế 1 số dermatophytes.

Tác dụng long đờm: Saponins của Bồ kết có tác dụng kích thích màng nhày bao tử tạo phản xạ gia tăng chất bài tiết nơi ống hô hấp, giúp tống xuất chất đờm…Tác dụng long đờm này tuy đáng chú ý nhưng không mạnh bằng Radix Platycodi Grandiflori.

Bồ kết trong Đông dược:

Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng quả Bồ kết và gai Bồ kết làm 2 vị thuốc có tác dụng trị liệu khác nhau.

Theo các Danh y cổ tại Trung Hoa như Lôi Hiệu, Lý thời Trần,… Tạo giác đi vào Kinh Quyết Âm, lợi được “cửu khiếu”, sát được tinh vật, chữa được những chứng bụng trướng… Đa số các phương thức điều trị ghi trong “Giản Yếu tế chúng phương”, “Ngoại đài bí yếu phương”, “Thiên kim phương”,..đều dùng Bồ kết tán thành bột, thổi vào mũi hay hòa nước để uống.

Quả Bồ kết

Quả Bồ kết hay Tạo Giác, ghi chép trong Thần Nông Bản tha3om được xem là có vị chua, tính ấm và có độc tính nhẹ, tác dụng vào các kinh mạch thuộc Phổi và Đại tràng.

Tạo Giác có những tác dụng và được dùng như sau:

Tán đờm: dùng trong các trường hợp đờm đọng, ho và thở khò khè, ho đờm nghẽn không thể tống xuất nơi họng. Tạo giác được phối hợp với Ma hoàng và Mật heo để trị Sưng phổi kinh nhiên có những triệu chứng ho, thở khò khè, nặng ngực và đàm dính nơi họng.

Thống khiếu và Tái sinh Thần: dùng trong các trường hợp bị bất tỉnh, tê nơi mặt hay phong giựt, cứng hàm do đờm dư ứ; thường phối hợp với Tế tân, bằng cách thổi bột vào mũi.

Phát tán khối u và làm giảm sưng phù: để trị các mụn nhọt mới bắt đầu sưng ấy hay nhọt sưng mà mủ không thoát ra được Tạo giác được dùng phôi hợp với Kim ngân hoa, khi nhọt bắt đầu sưng tấy; và với rễ bạch chỉ khi nhọt có mủ mà không thoát ra được.

Khi dùng dưới dạng “thuốc nhét hậu môn, Bồ kết có tác dụng xổ, tống xuất giun đủa,..

Gai Bồ kết

Đông dược dùng gai Bồ kết làm 1 vị thuốc riêng. Tạo giác thích được xem là có vị cay, tính ấm, tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can và Vị.

Tạo giác thích có khả năng làm giảm sưng phù, thoát mủ, tái tạo huyết và giảm khối u. Gai bồ kết thường được dùng vào giai đoạn khởi phát của nhọt giúp tạo mủ và làm vỡ miệng của nhọt ung. Gai Bồ kết cũng tống xuất phong, diệt ký sinh trùng, nên được dùng trị “hắc lào” và phong cùi. Không được dùng nơi phụ nữ có thai hay khi nhọt đã vỡ miệng/

Bồ kết trong Nam dược.

Bồ kết được sử dụng khá phổ biến trong Dược học cổ truyền Việt Nam và trong sinh hoạt dân gian;

Quả Bồ kết đem ngâm hay nấu lấy nước để gội đầu, làm sạch gầu, mượt tóc.

Nước nấu Bồ kết dùng để giặt quần áo len, dạ,.. không làm phai mầu hay hoen ố.

Quả Bồ kết đốt cháy, tán thành bột, thổi vào mũi đễ trị trúng gió, hôn mê, bất tỉnh, có thể phối hợp với Bạc hà giúp mau hắt hơi, hồi tỉnh. Xông khói Bồ kết có thể giúp trị nghẹt mũi, khó thở.

Bồ kết đốt, tán thành bột, trộn với dầu mè làm thuốc nhét hậu môn, giúp thông hơi từ ruột

Quả Bồ kết tán thành bột mịn, đắp vào chân răng để trị sâu răng, làm nhức răng.

Nước ngâm bồ kết dùng gội cho trẻ trị chóc đầu, có thể đắp thêm bột Bồ kết đã đốt thành than để giúp mau lành

DS. Trần Việt Hùng (biên soạn) Tự Điển Thảo Mộc Dược Học