Món ăn bài thuốc

Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn hàng ngày một cách hiệu quả để tạo năng lượng, khiến lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Qua thời gian, cơ thể bạn sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh, … Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn quá trình này chỉ bằng đậu bắp. Hãy tìm đến tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường trước khi cơ thể mình lên tiếng.

tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh gây tử vong thứ 4 và có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề như đột quỵ, suy thận, suy tim, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, hoại tử chi…

Tác hại của bệnh tiểu đường

Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường – Nguyên bác sĩ Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai – Giám đốc phòng khám Nội tiết 133 Thái Hà cho biết, nếu 30 năm trước bệnh nhân đái tháo đường rất ít thì đến nay bệnh nhân này gia tăng nhanh chóng.

Với một thế hệ người trẻ mắc tiểu đường, xã hội không phải chỉ điều trị cho riêng tiểu đường mà còn kèm các bệnh khác như mỡ máu, huyết áp, các biến chứng mắt, biến chứng suy thận…

Một bệnh nhân tiểu đường phải tốn kém khoảng 5 đến 7 triệu đồng để điều trị bệnh. Dù được BHYT chi trả nhưng nếu bệnh nhân quá đông sẽ tốn kém khủng khiếp.

Chưa hết, những người bị tiểu đường có thể tăng nhồi máu cơ tim, đột quỵ từ 2- 4 lần; tuổi thọ giảm trung bình khoảng 10 năm. Thạc sĩ Cường cho biết, thông thường khi phát hiện ra bệnh tiểu đường có nghĩa là nó đã có trước đó 5 – 10 năm rồi. Nhưng trong thời gian đó, bệnh không hề có triệu chứng.

Ở phụ nữ, giai đoạn sớm có thể biểu hiện bất thường như ​mang thai to, đẻ con to; dễ viêm đường tiết niệu, viêm đường sinh dục vì đường máu cao. Một số người dễ viêm răng viêm lợi nhưng triệu chứng này không đặc hiệu, khá mờ nhạt có thể bị bỏ qua. Đến khi có các triệu chứng khát nước, phải uống nhiều, ăn nhiều vẫn gầy sút, có người sụt 5 -7 kg trong 1 tháng, là lúc bệnh đã nặng.

tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường

Làm cách nào để bệnh nhân tiểu đường vẫn sống khỏe?

“Quá nhiều axit béo tự do cản trở độ nhạy cảm insulin của các tế bào gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh là tránh chất béo bão hòa tối đa”

Nhà khoa học người Ấn Độ Manoj Bhat

Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường ra sao?

Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết cây đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây. Tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ bông Malvaceae.

Phân tích dược lý cho thấy quả  đậu bắp giàu pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Quả tươi còn chứa thiamin, riboflavin, axit ascorbic và niacin. Chất nhầy của quả đậu bắp là dạng bột vô định hình với trọng lượng phân tử khoảng 15.000, hàm lượng protein khoảng 9%. Chất này có tác dụng hạ đường huyết, có thể chữa bệnh đái tháo đường. Thí nghiệm ghi nhận cao lỏng thân cây có tác dụng hạ đường huyết trên chuột ở liều ổn định là 30 g cho một kg thể trọng. Khi so sánh với insulin, đậu bắp không gây hạ đột ngột đường huyết như insulin, ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Cách dùng đậu bắp để trị bệnh tiểu đường

Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.

Nếu chưa mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng nên uống nước đậu bắp vài lần trong tuần để ngăn chặn nguy cơ. Hoặc nếu bạn đang mắc căn bệnh này, có thể dùng ngay vì nó không gây phản ứng phụ nào.

Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị bằng thuốc tại các bệnh viện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh việc áp dụng nhiều phương pháp “chồng chéo” lên nhau và kiểm tra được phản ứng của cơ thể mình.

Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường
Cách dùng đậu bắp để trị bệnh tiểu đường

Những tác dụng khác của đậu bắp

  • Giúp sáng mắt, đẹp da

Đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.

  • Giúp hạ mỡ máu

Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.

  • Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày

Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

  • Giúp tóc đen, bóng mượt

Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguôi. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.

  • Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi

Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

  • Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông

Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu lưu thông xuống bộ phận sinh dục.

Chúc các bạn sống vui khỏe!

Xem thêm: