Với nhiều lợi ích tuyệt vời, nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh. Dù được đánh giá là an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng nhưng nếu sử dụng nhân sâm với liều lượng cao kéo dài, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Xảy thai, dị tật thai nhi nếu dùng trong thời gian mang bầu
- Giảm đường huyết mạnh dẫn đến một số triệu chứng bất thường như trống ngực đập nhanh, vã mồ hôi, choáng vàng, đau đầu, giảm thị lực, run rẩy…
- Viêm mạch máu não khi dùng liều cao
- Ức chế đông máu
- Dị ứng với nhân sâm gây ngứa, phát ban, khó thở…
- Tăng huyết áp trong thời gian đầu và hạ áp ở giai đoạn sau khi sử dụng nhân sâm
- Rối loạn chảy máu
- Phù
- Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
- Hồi hộp
- Rối loạn tiêu hóa
- Co giật
- Mê sảng cùng nhiều tác dụng phụ khác
- Sưng vú, chảy máu âm đạo ở phụ nữ
- Ngộ độc nhân sâm
Cần làm gì khi bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng nhân sâm?
Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.
Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý. Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nội dung
Những người không nên dùng nhân sâm
Do có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, bạn nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Thảo dược này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:
- Người khỏe mạnh
- Phụ nữ có thai
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Người đang cho con bú
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
- Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch
- Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc
- Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc có vấn đề về đông máu
- Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.
Cách dùng nhân sâm
Dùng nhân sâm đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa những lợi ích tuyệt vời mà thảo dược này mang lại.
Liều lượng sử dụng
Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày. Người hay bị mất thì có thể dùng 2 – 3g/ngày. Ban đầu nên sử dụng nhân sâm với liệu lượng thấp và tăng dần theo thời gian.
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào về liều lượng sử dụng nhân sâm cho tất cả mọi đối tượng. Tùy theo vấn đề đang gặp phải mà bạn có thể linh hoạt dùng nhân sâm cho phù hợp.
Mời bạn tham khảo một số chủ đề sau:
Những cách dùng nhân sâm phổ biến
Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để sử dụng sâm, để sâm phát huy hết tác dụng như:
- Uống trà nhân sâm:
Thái củ nhân sâm thành những lát mỏng. Khi dùng chỉ cần lấy 1 – 2g cho vào ấm pha trà, chế thêm nước sôi vào. Để khoảng 5 phút rót ra uống dần thay trà hàng ngày.
Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa thì ngưng. Phần bã lấy nhai kỹ nuốt nước.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người mắc chứng khí hư. Căn bệnh này có dấu hiệu đổ nhiều mồ hôi, trong người có cảm giác mệt mỏi, hơi thở yếu.
- Ngậm sâm:
Nhân sâm khô hoặc tươi mua về thái lát mỏng, bỏ vào hũ để dùng dần. Mỗi lần lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lát.
Đối tượng sử dụng: Người bị bệnh lâu ngày, ăn uống kém, hơi thở yếu và gấp gáp, ho do suyễn.
- Sắc uống:
+ Cách 1:
Dùng 5 – 10g nhân sâm đã được thái lát mỏng đem sắc khoảng 20 phút. Cuối cùng thêm 20g đường vào quậy tan, để nguội, chia uống nhiều lần. Nhai nuốt cả cái để có tác dụng tốt hơn.
+ Cách 2: Dùng nhân sâm sắc với liều cao trong các trường hợp cấp cứu lúc lâm nguy, mất máu nhiều sau phẫu thuật, cơ thể quá yếu.
Bạn lấy 30 – 60g nhân sâm sắc kỹ cho bệnh nhân uống hết 1 lần.
- Nghiền bột:
Nhân sâm sấy hoặc phơi cho thật khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 – 2g bột sâm uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội hoặc hãm nước sôi uống như trà.
- Nhân sâm ngâm mật ong:
Bạn lấy nhân sâm tươi thái lát mỏng, cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm. Mỗi ngày dùng 1 – 4g. Ăn trực tiếp cả mật ong lẫn sâm hoặc pha với nước ấm uống.
Dùng nhân sâm theo cách này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, chống lão hóa, làm đẹp da, kích thích sản sinh nội tiết tố nam, điều hòa kinh nguyệt…
- Tắm hơi nhân sâm:
Thêm vài lát nhân sâm vào trong bồn nước ấm rồi ngâm cơ thể vào 10 – 15 phút. Các dưỡng chất trong sâm sẽ thẩm thấu vào sâu trong da giúp cấp ẩm, chống lão hóa, thải độc, kích thích lưu thông máu dưới da.
- Chế biến thành món ăn:
Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm sâm vào trong các món ăn để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
+ Sâm hấp trứng gà:
Chuẩn bị 1 quả trứng gà ta và 1 – 2g bột sâm. Khoét một lỗ nhỏ trên đỉnh quả trứng gà rồi cho bột sâm vào. Đem hấp cách thủy ăn mỗi ngày 1 lần có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt cho những người bị bệnh mãn tính.
+ Cháo nhân sâm:
Lấy 3g sâm sắc kỹ lấy nước. Dùng nước này đem nấu với 300g gạo cho chín nhừ. Người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính, người già sức khỏe suy kiệt và hư hỏng nhiều răng nên thường xuyên ăn món này.
+ Thịt gà hầm sâm:
Chuẩn bị 1 con gà mái con vặt sạch lông và mổ một đường nhỏ dưới bụng để moi ruột ra. Sau đó nhét 5 – 10g nhân sâm thái lát vào, khâu chỗ hở lại. Hầm nhừ ăn 1 – 2 lần trong tuần.
Nhân sâm uống lúc nào tốt?
Dùng nhân sâm vào buổi tối có thể gây tỉnh táo, hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ. Vì vậy bạn chỉ nên uống hoặc ăn sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
Thời điểm uống sâm tốt nhất là khi đói bụng. Lúc này dạ dày đang trống rỗng nên sẽ hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng có trong nhân sâm.
Mời bạn tham khảo một số chủ đề sau: