Chó đẻ hay Chó đẻ thân xanh thuộc họ Thầu dầu.
Mô tả:
Cây thảo cao 10 – 40cm, ít khi chia nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên, màu xanh mốc ở dưới, nguyên, xếp 2 dãy, có mũi nhọn, nhẵn; mỗi cành nom như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Hoa đơn tính ở kẽ lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía dưới các hoa cái; hoa cái có cuống dài hơn. Quả nang nhẵn, hình cầu dẹp, có đài còn lại, đường kính 2mm chia 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh 2 hạt. hạt hình tam giác có cạnh dọc và lằn ngang.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang dại trên các đất hoang, ruộng vườn. Phổ biến rộng rãi hơn là loài chó đẻ răng cưa thân đỏ.
Đến mùa hè thu, thu hái toàn cây, rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng dần. Thường dùng tươi.
Hoạt chất và tác dụng:
Người ta đã chiết được trong cây các lignan; Phyllanthin, niranthin, niretralin và phyltetralin. Phyllanthin là một chất đắng có độc đối với cá. Chó đẻ làm tăng mãnh liệt sự bài tiết nước tiểu cũng như kinh nguyệt nhưng không gây gại gì. Ở nhiều nước Viễn đông cũng đã sử dũng những tính chất này của cây. Tác dụng lợi tiểu của cây là do có một tỷ lệ cao chất bồ tạt. Ở Ấn Độ, toàn c6y làm thuốc đắp trị các bệnh ký sinh ngoài da. Rễ nghiền trong nước, lẫn sửa làm thuốc lợi sữa.
Theo Y học cổ truyền, Chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, chữa bệnh ngoài da, rắn rết cắn. Từ lâu nhân dân ta vẫn dùng lám thuốc điều kinh sửa huyết và thông kinh, trục ứ. Dùng ngoài đắp mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Các công dụng khác cũng như Chó đẻ răng cưa.
Cách dùng: Ngày dùng 8 – 16g cây khô sắc uống hoặc vò giã nát lấy nước uống tươi. Dùng ngoài giã nát hoặc lấy nước cốt bôi
Nguồn: PTS. Võ Văn Chi – Cây thuốc trị bệnh thông dụng – NXB Văn hóa