Sau chuyến du lịch biển, làn da của bạn bị cháy nắng khiến da đỏ, sạm màu mà bạn chưa tìm được giải pháp khắc phục. Sau đây, cùng tìm hiểu 10 cách chữa cháy nắng hiệu quả tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên nhé.
Nội dung
1. Chữa cháy nắng đơn giản bằng nước đá
Nước đá là 1 trong những phương pháp cứu làn da bị cháy nắng đơn giản nhất.
Khi vùng da trên cơ thể bị cháy nắng, chúng cần được làm mát càng sớm càng tốt. Theo đó, bạn có thể bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn mềm, hoặc sử dụng khăn lạnh và đặt nhẹ lên vết bỏng.
Hãy để cho da có thể tiếp xúc với những vật làm mát này 1 cách từ từ để có thể kịp thời cân bằng nhiệt độ.
2. Chữa cháy nắng hiệu quả với nước mát
Khi vùng da bị cháy nắng ở mức độ lớn, thậm chí toàn thân, thì tắm với nước mát sẽ là 1 giải pháp khá phù hợp.
Tắm mát (nhưng không quá lạnh) sẽ lấy đi nhiệt và cơn đau. Lưu ý không chà xát da hoặc sử dụng các sản phẩm như dầu tắm, xà phòng hoặc bọt tắm.
Sau khi tắm, hãy để ý đến vấn đề cung cấp các dưỡng chất giữ ẩm cho da để da có thể phục hồi nhanh hơn.
3. Công dụng chữa cháy nắng thần kỳ của nha đam
Nha đam từ lâu đã được nhiều người biết đến với công dụng làm đẹp không thể phủ nhận. Nha đam chứa hoạt chất Polysaccharide có tác dụng phục hồi vùng da bị cháy nắng, giảm đau rát, và làm sáng da.
Chất gel từ bên trong nha đam này sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành vết cháy nắng và giữ ẩm cho da.
Bạn có thể mua Gel lô hội nguyên chất tại nhà thuốc để bôi lên vết bỏng nắng. Hoặc bạn có thể sử dụng nha đam tươi bằng cách:
– Tách 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ rửa sạch.
– Tiếp đó cạo lấy phần nhựa trong ruột lá hoặc phần thịt và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng
– Sau đó đắp lên các vùng da bị cháy nắng, nhẹ nhàng massage vùng da đó khoảng 15 phút để nhựa nha đam có thể thẩm thấu vào da.
– Cuối cùng hãy rửa lại thật sạch vùng da đó bằng nước lạnh.
Phương pháp chữa cháy nắng tại nhà với nha đam này có thể thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
4. Cách làm da nhả nắng nhanh chóng bằng mật ong
Một trong những cách làm da nhả nắng nhanh chóng được rất nhiều yêu thích đó là sử dụng mật ong, bởi đây là 1 phương pháp chữa cháy nắng hoàn toàn tự nhiên, dễ thực hiện, nhưng mang lại hiệu quả cao.
Mật ong cũng là 1 trong số phương pháp chữa da cháy nắng tại nhà được rất nhiều người yêu thích
Mật ong là 1 nguyên liệu tự nhiên với khả năng giúp giữ ẩm, phục hồi da, kích thích tái tạo tế bào mới. Trong thành phần của mật ong có rất nhiều thành phần có lợi như Vitamin A, B, C, E cùng các khoáng chất thiết yếu như Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Kali (K), Canxi (Ca), Magie (Mg), Natri (Na).
Đắp mật ong lên vùng da bị cháy nắng với độ dày khoảng 1,5 cm và trải đều ra khắp bề mặt. Giữ nguyên khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước mát.
Tiếp tục sử dụng mật ong 2-3 lần/ngày cho đến khi tình trạng đau rát trên da giảm bớt. Mật ong có khả năng chống viêm, giảm cảm giác đau rát và ửng đỏ từ những vết cháy nắng trên da 1 cách nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn mật ong với sữa tươi, hoặc trộn mật ong với bột nghệ để chữa trị vết cháy nắng trên da.
5. Cách chữa cháy nắng tại nhà với bột yến mạch
Bột yến mạch thường được sử dụng trong làm bánh, xà phòng, rượu, mỹ phẩm, v.v… Là 1 nguyên liệu thiên nhiên với những công dụng tuyệt vời như cân bằng lượng đường trong máu, tăng tỉ lệ trao đổi chất, giảm lượng chất béo trong máu và bột yến mạch có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc 1 số bệnh.
Bột yến mạch có khả năng chữa cháy nắng hiệu quả nhờ tính chống Oxy hóa và kháng viêm cao, giúp làm dịu tình trạng da.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Bạn hãy sử dụng bột yến mạch được nghiền mịn, pha vào bồn tắm với nước ấm và ngâm mình khoảng 15- 20 phút. Không sử dụng khăn lau khô để tránh làm tổn thương vùng da cháy nắng. Bạn có thể tắm với bột yến mạch 2 lần/ ngày.
Chữa cháy nắng bằng bột yến mạch còn có thể giúp làn da mềm mại và trắng sáng hơn.
6. Xoa dịu vùng da cháy nắng với sữa
Trong thành phần của sữa tươi có chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp da mềm mịn hơn, đào thải các chất có hại cho da.
Đặt một miếng vải hoặc gạc bông ngâm trong sữa mát trên vùng da bị đỏ do cháy nắng, có thể tạo 1 lớp màng protein giúp giảm bớt sự khó chịu và giảm nhiệt.
Ngoài ra, uống sữa tươi mỗi ngày cũng là 1 trong những cách làm đẹp da rất hiệu quả. Uống sữa tươi có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp da sáng và căng mịn hơn. Đây có thể xem là 1 cách chữa cháy nắng từ bên trong.
7. Sử dụng Bột Baking soda để chữa cháy nắng
Baking Soda có lẽ vẫn là 1 khái niệm khá mới đối với rất nhiều người. Hiểu đơn giản, đây là 1 hợp chất muối của Na với gốc HCO3. Bột Baking Soda là 1 nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực như nấu ăn, y tế, chăm sóc làm đẹp, thanh trùng.
Một số tên gọi khác của Baking Soda đó là muối nở, nước muối hoặc muối có ga.
Chữa cháy nắng tại nhà với Baking Soda cũng là 1 phương pháp được đánh giá khá là hiệu quả, bởi Baking Soda có tính kháng kiềm giúp xoa dịu nhanh những cơn đau rát. Baking Soda có khả năng sát khuẩn giúp làm dịu da, chữa lành các tổn thương da hiệu quả.
Bạn có thể chữa cháy nắng với Baking Soda bằng cách tắm hoặc đắp mặt nạ.
Phương pháp đắp baking soda:
Trộn baking soda và nước lọc theo tỉ lệ 2:1, sau đó sử dụng cọ mềm để thoa hỗn hợp này lên da. Để hỗn hợp thấm trên da khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước mát.
Sau khi xong hãy lau khô da bằng khăn mềm, tránh sử dụng những loại khăn khô cứng vì có thể làm tổn thương da. Có thể dùng phương pháp này mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp tắm với baking soda:
Cho 1 chén Baking Soda vào bồn tắm, khuấy Baking soda cho đến khi tan hoàn toàn trong nước. Ngâm mình trong hỗn hợp nước này khoảng 20 phút có thể làm giảm viêm và ngứa cho vết cháy nắng. Không nên tắm lại với nước bình thường, để cơ thể khô tự nhiên.
Bạn có thể sử dụng Baking Soda mỗi ngày 1 lần.
8. Cách làm da nhả nắng nhanh hơn với giấm táo
Bên cạnh khả năng chữa trị đầy hơi và giảm cân, giấm táo còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho da.
Axit axetic trong giấm táo làm giảm đau, ngứa và viêm. Bạn có thể dùng khăn thấm với giấm táo, sau đó thoa lên các vùng da bị cháy nắng. Hoặc bạn có thể cho giấm táo vào bình xịt, xịt nhẹ lên các vùng da cháy nắng. Điều này sẽ làm hạn chế ngứa, rát và đau.
Ngoài ra, 1 phương pháp khác có thể sử dụng nữa là hòa 2-3 tách giấm táo vào nước ấm và ngâm mình trong khoảng 20 phút.
9. Dùng trà xanh để chữa ngay những vết cháy nắng nhanh chóng
Các loại trà từ trà tươi đến trà khô đều chứa nhiều chất catechin và flavonoid, có tác dụng xoa dịu các cảm giác nóng, rát do cháy nắng. Các chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng và ung thư da.
Một số phương pháp chữa cháy nắng với trà xanh phổ biến có thể kể đến như:
Chữa cháy nắng với nước trà
– Pha nước trà thật đặc, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút.
– Dùng khăn hoặc bông tẩm nước trà thoa lên vùng da bị cháy nắng, hoặc có thể nếu vết cháy nắng quá lớn, bạn có thể ngâm mình trong nước trà 10 – 15 phút, để làm dịu mát làn da.
– Bỏ xác trà hoặc trà túi lọc vào ngăn mát tủ lạnh.
– Sau đó đắp lên vùng da bị cháy nắng khoảng 10 – 15 phút.
Phương pháp này có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần.
10. Chữa cháy nắng nhanh chóng tại nhà bằng sữa chua không đường
Sữa chua từ lâu vẫn được biết đến như 1 loại thần dược, có khả năng giúp tăng cường sức đề khoáng cho cơ thể, mang lại 1 làn da trắng sáng, mịn màng.
Sữa chua với men và probiotics có thể chữa cháy nắng cho da bạn một cách dịu nhẹ. Ngoài ra, sữa chua không đường còn có thể giúp tạo ra chất kháng sinh, có khả năng tái tạo da, làm lành các vết thương trên bề mặt da như sẹo, rỗ, vết cháy nắng.
Một trong những phương pháp chữa cháy nắng với sữa chua phổ biến nhất đó là thoa trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng.
– Đầu tiên hãy rửa mặt thật sạch rồi lau khô
– Sau đó thoa sữa chua trực tiếp vào khu vực da bị cháy nắng và để yên đó ít nhất khoảng 10-15 phút.
– Khi cơn đau rát giảm, hãy nhẹ nhàng rửa sạch lại bằng nước mát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sữa chua với bột yến mạch, hoặc mật ong. Trộn đều và đắp lên da cũng có thể mang lại hiệu quả rất tốt.
Trên đây là 10 cách chữa cháy nắng hiệu quả tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên. Hi vọng sẽ giúp bạn cải thiện được làn da cháy nắng. Ngoài ra, bạn hãy biết cách chọn kem chống nắng khi đi biển để tránh làn da bị cháy nắng nhé.