Hoa & Cây cảnh

Cách trồng cây gọng vó đơn giản nhất

Hiện nay, cách trồng cây gọng vó đơn giản nhất chính là gieo hạt. Bằng cách gieo hạt, chúng ta có thể chăm sóc khi cây vừa nhú lên những mầm non nhỏ bé. Cây lớn sẽ cho hoa, đậu trái. Trong mỗi trái sẽ có hạt. Và chúng ta sẽ dùng hạt đó để lặp lại một đời gọng vó mới.

cách trồng cây gọng vó
Cây gọng vó

Bước 1: Thu hoạch hạt giống.

Khi cây ra vòi hoa, tùy theo thể trạng cây mà có số lượng hoa nhất định. Mỗi cây có thể ra từ 1 đến 2 vòi hoa cùng lúc, với khoản 7 đến 10 hoa trên 1 vòi. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng ta không nhất thiết để cây đậu trái tất cả các hoa trên vòi, chúng tôi sẽ giữ cho vòi hoa nở được 5 đến 7 hoa, còn lại ngắt bỏ để lượng hạt thu được trong trái đạt chất lượng cao. Nếu bạn để giữ tất cả hoa trên vòi cùng đậu trái thì những trái càng xa gốc không nhận đủ lượng dinh dưỡng thường rất bé, và hạt cũng không nhiều, hạt lép cũng có. Trong giai đoạn hoa ra vòi chúng ta có thể bổ sinh dinh dưỡng thêm cho cây bằng các loại côn trùng nhỏ như muỗi hoặc kiến nếu các bạn có dư thời gian bắt bằng tay nhé. Sau vài tuần hoa đã tàn và đậu trái, trái hơi khô lại ta sẽ cắt vòi hoa vào và giữ cho trái khô hơn trong khoản 1 tuần ( lưu ý đừng giữ hạt quá lâu mà không gieo , tỉ lệ nẩy mầm cũng sẽ giảm )

Bước 2: Chuẩn bị giá thể gieo.

Sau khoản một tuần phơi hạt chúng ta sẽ tiến hành mang hạt ra gieo. Ta sử dụng ly nhựa, khay nhựa, đổ đầy chất trồng : sơ dừa, perlite, dớn. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng sơ dừa cho đỡ tốn kém, mặt trên cùng ta phủ 1 lớp dớn mỏng làm giá thể giữ hạt Drosera khỏi bị trôi do mưa hay nước tưới. Rễ Drosera rất cạn cho nên không nhất thiết các bạn sử dụng lớp chất trồng quá dày.

Bước 3: Tách hạt ra khỏi trái.

Do kích thướt hạt Drosera khá bé, có thể nói là khó nhìn thấy, nên thường chúng tôi sử dụng một tờ giấy trắng và để vòi hoa khô lên đó để dễ dàng nhìn thấy hạt.

Ta nhẹ nhàng dùng đầu tăm cạy hạt từ những trái khô ra. Hạn chế làm trước gió để lượng hạt li ti bị thổi bay đi các bạn nhé. Khuyến khích đeo khẩu trang để không hít phải lượng hạt vào cơ thể ( cẩn thận mọc cây trong mũi ).

Bước 4: Gieo hạt lên chất trồng đã chuẩn bị từ trước.

Khi đã tách hạt hoàn tất, chúng ta sẽ rẫy hạt lên chất trồng. Nên rẫy hạt đều và thưa nhau để khi cây lớn lên tiện việc tách cây ra từng chậu, nếu các bạn thích trồng tập thể thì cứ rẫy thoải mái không sao cả. Sau khi rẫy hạt nhớ phun sương , phun nước nhẹ lên bề mặt chậu nhé.

Bước 5: Che đậy chất trồng.

Cuối cùng chúng ta chuẩn bị một chiếc ly nhựa trong cắt lỗ ụp vào những chiếc ly đã gieo hạt. Ta có thể gieo trong thùng mút và đậy kính lại. Bước này chủ yếu để giảm sự trôi hạt đi khỏi chất trồng. Do hạt Drosera quá nhỏ quá mỏng manh nên khi tưới nước mạnh hoặc mưa có thể làm trôi hạt đi. Xong bây giờ chúng ta chỉ việc mang giá thể vừa gieo đến nơi có độ ẩm cao, ánh nắng chan hòa và chờ đợi. Sau vài tuần các hạt sẽ dần nẩy mầm.

cách trồng cây gọng vó
Cây gọng vó

Đây là loài cây ăn thịt gây giống khá dễ dàng. Các bạn cứ làm theo từng bước trên chắc chắn sẽ có một thế hệ Drosera tiếp theo với số lượng cực nhiều. Mỗi hạt sẽ cho ra một cây, một đợt hàng chúng ta sẽ có vài trăm bé Drosera. Cho nên chúng ta hoàn toàn có thể tự gây giống mà không cần mua hạt bán sẵn. Lý do hạt thu hoạch sẵn từ các vườn ươm có thể là hạt quá củ, tỉ lệ nẫy mầm thấp. Hạt Drosera thì quá mong manh nên khi gói lại và vận chuyển đến tay bạn, sau đó mang đi gieo có thể sẽ thất thoát đi nhiều, trong khi bạn có thể tự trồng và tự thu hoạch hạt như cách trên để có được số lượng rất nhiều. Một số ít loài Drosera là loài cây đơn tính chúng ta nên hỏi kĩ người bán trước khi mua các bạn nhé. Vài loại Drosera có khả năng gây giống bằng cách giâm lá chúng tôi sẽ hướng dẫn trong một bài khác.

Xem thêm:

Cách trồng cây dừa cạn và bí quyết làm cho hoa nhiều màu

sunshinenurserist.com