Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể phải hứng chịu những thay đổi bất thường. Phản ứng thường hay xảy ra nhất của cơ thể khi bước vào mùa lạnh là ho có đờm. Trong những trường hợp như thế này, việc áp dụng những bí quyết chữa ho có đờm dưới đây sẽ mang lại hiệu quả tức thì cho bạn.
Nội dung
Dùng rau diếp cá với nước vo gạo
Rau diếp cá có tác dụng vô cùng tốt trong chữa ho như tác dụng diệt khuẩn, tiêu dịch trong họng tốt, giảm đau họng. Nước vo gạo có chứa nhiều vitamin nhóm B có tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường đẩy lùi nhanh bệnh.
Cách làm như sau: bạn chuẩn bị một nắm lá rau diếp cá giã nhuyễn cùng với một bát nước vo gạo đặc. Cho hỗn hợp nước rau diếp cá và nước vo gạo đun sôi trong vòng khoảng 20 phút. Uống nước này mỗi ngày 2 lần, bạn uống thường xuyên liên tục trong suốt 1 tuần để thấy hiệu quả rất tốt. Với mẹo chữa ho có đờm này bạn nên kiêng các thực phẩm hải sản tanh, thịt gà cua, tôm..
Chữa ho có đờm bằng gừng già tươi với tỏi và đường nâu
Gừng và tỏi từ xa xưa đến nay vẫn luôn là cách trị ho có đờm hiệu quả nhất sau rau diếp cá và được mọi gia đình áp dụng. Gừng không chỉ là gia vị trong bữa ăn mà còn là thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả . Đây được xem là loại kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, chính vì thế nên các thầy thuốc đã tận dụng được vào việc chữa ho.
Cách làm: chuẩn bị 4 tép tỏi giã nhuyễn ép lấy tinh dầu và hòa với một chút nước lọc tinh khiết rồi đun sôi nước lên, để đường nâu và một lát gừng vào đun sôi trong khoảng chục phút bắc xuống để nguội. Ngày uống một lần, sau 2 ngày bệnh chuyển biến và sau một tuần sẽ khỏi bệnh.
Lá húng chanh với đường phèn
Đây là loại thực vật có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng lưu thông tinh huyết, lợi phế, trị đờm ho cực hiệu quả.
Cách làm: hái một nắm lá húng chanh rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, cho thêm một viên đường phèn và một thìa cà phê mật ong trộn đều lên đem hấp cách thủy tầm 15 phút sau đó dùng thuốc khi đang còn ấm. Với lã húng chanh hoàn toàn bạn có thể ngậm bã nhâm nhi rồi nuốt.
Lời khuyên để bạn nhanh chóng thoát khỏi chứng ho có đờm
Cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối, tránh nhiễm lạnh.
Tránh yếu tố gây kích thích: Muốn dứt điểm cơn ho đờm khó chịu, người bệnh cần tránh các yếu tố gây kích thích. Cụ thể như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, các chất tạo hương… Bởi chúng sẽ kích thích sự tăng tiết của dịch nhầy ở hệ hô hấp nhanh hơn (đặc biệt là khói thuốc). Vì vậy, người mắc ho đờm cần một môi trường trong lành, thoáng đãng. Để tránh xa các vi khuẩn có hại. Người bệnh cũng không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh, nhiều dầu mỡ, cay hay uống những đồ uống có cồn. Vì rất dễ gây kích thích cổ họng.
Uống nhiều nước: Khi bị ho đờm, người bệnh nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng, giúp loãng đờm. Từ đó việc tống ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây. Để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, loại bỏ độc tố và long đờm hiệu quả.
Tránh môi trường khô lạnh: Cơn ho đờm thường xuất hiện và trầm trọng hơn khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Vì vậy, người bệnh cần ở trong môi trường với nhiệt độ ấm áp. Tránh luồng gió lạnh trực tiếp từ quạt máy hay ngoài trời thổi vào người. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng điều hòa bởi nó khiến độ ẩm môi trường giảm thấp. Điều này sẽ dẫn đến đường thở bị khô, làm tăng thêm tình trạng viêm niêm mạc ở cổ họng. Dẫn đến ho đờm dai dẳng.
Nếu tình trạng kéo dài trên 3 tuần không có dấu hiệu đỡ hoặc kèm sốt, đờm có máu, đờm màu vàng, xanh và đau ngực cần đi khám ngay. Vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý như viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi hoặc ho lao. Cần phải được điều trị bằng thuốc phù hợp. Thuốc trị ho có đờm cần được bác sĩ kê đơn, không được phép dùng tùy tiện.
Tổng hợp