Cà độc dược chữa bệnh gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi này dưới góc nhìn của tác giả PTS. Võ Văn Chi trong quyển: Cây thuốc trị bệnh thông dụng được xuất bản vào năm 2000.
Cà độc dược hay cà dược thuộc họ cà.
Mô tả: Cây thảo cao 1 – 2 m sống hàng năm, phần gốc của thân hóa gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn mọc so le, phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa mọc đơn dộc ở kẻ lá. Đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 4 răng. Cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phiễu nhưng vẫn thấy có 5 thùy. Có 5 nhịn đính trên cánh hoa. Bâu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều gai mềm ở mặt ngoài, chứa nhiều hạt dẹt, nhăn nheo.
Bộ phận dùng: Lá, hạt và hoa.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và thuốc. Có gặp ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Kiên Giang. Trồng bằng hạt trước mùa mưa, lá có thể thu hái quanh năm, hoa thu hái vào mùa thu. Hạt lấy ở những quả chín đã ngã màu nâu.
Nội dung
Hoạt chất và tác dụng của cà độc dược
Trong cây có các ancaloit như daturin, hyoscyamin, scopalamin. Lượng ancaloit trong lá và hạt khoảng 0.20 – 0.50%. Có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh và chống co thắt.
Lá cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày, ruột; chống say sóng gây chóng mặt, nôn mữa khi đi tàu, thuyền, máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh tọa, động kinh, lói đom.
Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm. Cành hoa có tác dụng trấn tĩnh và trấn thống rất rõ rệt.
Cách dùng: Thường được dùng dưới dạng cao, bột, cồn thuốc, cồn thuốc tươi. Dùng ngoài làm thuốc hút, nướng đắp hoặc giã đắp. Để trị hen, dùng 1 – 1.5g lá hoặc hoa khô cuốn vào giấy, hút vào lúc lên cơn hen. Dùng lá hoặc hạt ngâm rượu uống mỗi ngày 10 – 15 giọt chữa nôn mửa, đau dạ dày ruột. Có thể ngâm lá tươi vào rượu để dùng. Dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức, hơ nóng đắp trị đau dây thần kinh tọa.
Chú ý là cây có độc, khi dùng phải thận trọng. Khi dùng phải thận trọng. Khi đã phát hiện là bị trùng độc thì giải bằng đường vàng và cam thảo.
Nguồn: PTS. Võ Văn Chi – Cây thuốc trị bệnh thông dụng – NXB Văn hóa
Xem thêm: