Lê là một loại quả rất quen thuộc với chúng ta. Thậm chí, công dụng của quả lê từ đời xưa vẫn còn được truyền đạt đến ngày nay. Dựa theo những câu chuyện đó, các nhà khoa học đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu công dụng tuyệt vời của loại quả này. Đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Chuyện xưa kể lại rằng: Vua Đường Huyền Tông từng bị ho nhiều đờm, khó chịu trong lòng ngực, họng khô, miệng khát, giọng khản đặc, thầy thuốc trong cung chữa mãi không khỏi. Nhà vua tức giận, ra lệnh trong 7 ngày nếu không chữa khỏi cho nhà vui thì sẽ bị nghiêm trị. Nghe vậy, các thầy thuốc ăn ngủ không yên. Có một ngự y già lo sợ mà sinh ốm. Học trò của người này biết tin liền tức giận, định đầu độc nhà vua. Người học trò bèn bảo vợ của thầy thái vụn lê, nấu kỹ thành cao, còn mình đi mua thuốc độc về trộn vào để hại vui. Về đến nhà, người học trò không thấy vợ của thầy và cao lê đâu nữa. Thì ra vợ của thầy đợi lâu sốt ruột, nên đã mang cao lê vào cung. Nào ngờ, vua ăn xong liền khỏi bệnh ngay. Vua vui mừng trọng thưởng cho 2 thầy trò ngự y già.
Và đó chính là 1 trong số những công dụng của quả lê còn được truyền tai đến ngày nay.
Theo phương thức khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axit acetic,.. việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn đến ù tai, hoa mắt, tim đập loạn nhịp,…), lao phổi, viêm phế quản cấp tính. Hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiểu khá tốt.
Nội dung
Công dụng của quả lê
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu công bố năm 2007 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho biết, những phụ nữ có thói quen ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là những loại quả chứa flavonoid (chất tạo ra sắc tố vàng hoặc xanh) như lê, táo thì sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những loại quả có sắc tố xanh và vàng (bao gồm cả quả lê) sẽ làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ đã mãn kinh.
– Giảm nguy cơ bị đột quỵ
Tác dụng của chất xơ là hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Một cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ cho thấy, nếu tăng cường thêm 7g chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, nguy cơ phải đối mặt với cơn đột quỵ đầu tiên trong cuộc đời của bạn sẽ giảm khoảng 7%. Một quả lê to sẽ cung cấp khoảng từ 8g – 10g chất xơ.
– Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất flavonoid có trong lê là một chất ôxi hóa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng của bệnh cảm cúm, hãy thử ăn một quả lê hoặc uống nước lê. Điều này sẽ rất giúp ích cho bạn.
– Tăng cường năng lượng
Ăn một quả lê có thể là một lựa chọn thông minh khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi hay suy nhược bởi chúng giúp hấp thụ glucose và chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể hoạt động.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh ruột kết
Trái lê chứa một hàm lượng không nhỏ vitamin C – chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chiến đấu chống lại các bệnh ung thư. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong lê còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2. Danh sách các loại trái cây có hàm lượng chất anthocyanin dồi dào gồm có lê, táo và việt quất. Lê còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp giữ lượng đường trong máu luôn ổn định.
Khi ăn lê, bạn không nên gọt bỏ vỏ, vì phần lớn các chất dinh dưỡng đều nằm trong lớp vỏ của loại quả này.
– Giảm nguy cơ ung thư
Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê có thể giúp kết dính khá nhiều các axít mật thứ cấp. Sự hiện diện quá mức của những hợp chất này – vốn luôn ở trong ruột – có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già và những rắc rối khác ở ruột. Lê và một số loại trái cây khác cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư cho dạ dày.
– Hỗ trợ xương
Lê là một trong số ít các loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Chúng giúp cơ thể hấp thu canxi nên boron rất cần thiết cho “sức khỏe ” của xương.
Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó tổng hợp các khoáng chất như phốt pho, magiê… Chúng sẽ bị đào thải qua đường tiểu. Khi đó, xương dễ bị loãng và gãy, các khớp xương dễ bị vôi hóa.
– Đánh bại các gốc tự do
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong lê sẽ giúp đánh bại các gốc tự do, bảo vệ cho các tế bào, ngăn ngừa tình trạng lão hóa cho da và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
– Hạ sốt
Nó cùng là một liều thuốc làm giảm sốt vì hiệu ứng của nó làm mát và giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, nếu bạn hoặc những thành viên trong gia đình bị sốt, cách tốt nhất để hạ nhiệt độ một cách nhanh chóng là uống một ly nước ép lê thật lớn.
– Giúp giảm cân
Khoa học đã chứng minh, một quả lê trung bình chỉ cung cấp khoảng 100 calories, khá ít so với các loại trái cây có vị ngọt khác. Ngoài ra, lê còn có nguồn vitamin C dồi dào, rất tốt cho cơ thể của phụ nữ, nhất là làn da.
Nhưng tác dụng giảm cân chính của trái lê là nằm ở lượng chất xơ của nó. Một quả lê trung bình có 5g chất xơ, bằng 1/4 lượng chất xơ cơ thể cần có trong một ngày.
Chất xơ trong trái lê có tính xốp sẽ nhanh chóng làm đầy bao tử và cảm giác no sẽ giúp hạn chế ý muốn ăn thêm các loại thực phẩm
khác.
– Chữa ho nhiều đờm lẫn máu: lấy 1.5kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải trộn đều. Mỗi ngày lấy 2 – 3 thìa con hòa với nước sôi để ấm uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm.
– Ợ hơi: lê 1 quả, đinh hương 15 hạt, đem bỏ hạt lê, cho đinh hương vào trong, bọc 4 – 5 lần giấy ướt, om nhừ để ăn.
– Viêm khí quản: lê 2 quả, bột xuyên bối 10gr, đường phèn 30gr. Bỏ hạt lê, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, hấp ăn ngày 2 lần vào sớm và tối.
– Đau mắt sưng đỏ: ngâm hoàng liên vào nước lê ép, nhỏ vào mắt ngày vài lần.
– Tiêu đờm, thông đại tiện: dùng nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen khuấy đều, uống nguội hoặc đun nóng.
– Chữa hôi miệng: trước khi ngủ ăn 2 quả lê
– Trẻ em bị phong nhiệt, chán ăn: lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn.
Lưu ý khi mua và bảo quản lê
– Bạn nên chọn những trái lê sẫm màu nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.
– Để những trái lê nhanh chín, bạn có thể lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày giúp làm mềm và trái lê chín tự nhiên.
– Nếu bạn không thể tiêu thụ kịp thời trái lê ngay lập tức sau khi đã chín, bạn có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh trong một vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.
– Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng, không nên ăn lê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.
Trên đây là những thông tin hữu ích về công dụng của quả lê. Hãy thường xuyên theo dõi website