Chống độc, bổ gan, bổ thận, tăng hồng cầu, nhuận gan mật, ngăn ngừa loãng xương, viêm khớp,… là những công dụng của gạo lứt không ngừng được truyền tai nhau. Đến nay, vẫn còn nhiều người tìm hiểu và tin dùng những công dụng thần kỳ của gạo lứt. Thế nhưng, sự thật về công dụng của gạo lứt là đến đâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung
Những công dụng của gạo lứt được…truyền miệng
1. Bảo vệ tế bào bị xâm hại khỏi gốc tự do
2. Gạo lứt tốt cho người bị bệnh tiểu đường
3. Giảm cholesterol
4. Tăng cường miễn dịch
5. Giảm nguy cơ mắc ung thư
6. Cải thiện hệ tiêu hóa
7. Giảm cân
8. Giải độc cơ thể do các chất độc hại
9. Cải thiện chức năng gan
10. Giảm sỏi thận, giảm loãng xương
11. Cải thiện thị giác
12. Tăng cường trí óc
13. Làm đẹp
Sự thật về công dụng của gạo lứt
ThS.BS.TTƯT Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) cho biết bản chất gạo lứt là loại không đánh bóng. Trong quá trình xay xát, lớp vỏ lụa được giữ lại nên gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
“Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn”, BS Tường Vi nói.
Tuy nhiên, BS Tường Vi cũng khuyên chúng ta chỉ nên dùng gạo lứt như một thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng hàm lượng của những chất đó là rất ít. Loại ngũ cốc này chỉ chứa hàm lượng Vitamin B1 và chất xơ cao, còn lại đều không đáng kể. Nếu muốn tận dụng những công dụng của gạo lứt như lời truyền miệng thì cần phải ăn với số lượng rất nhiều. Còn một điều cần lưu ý nữa, mặc dù gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao nhưng cũng không thể sánh bằng rau xanh, trái cây.
Nhìn chung, chỉ nên xem gạo lứt cũng như gạo thông thường, không nên “phó thác” bệnh tình của mình cho việc sử dụng gạo lứt một cách vô tội vạ và không có liều lượng rõ ràng.
Cần làm gì để tận dụng tối đa dưỡng chất trong gạo lứt?
Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.
BS Tường Vi đặc biệt chú ý, gạo lứt chỉ là lương thực có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết.
Dùng gạo lức bao nhiêu là hợp lý?
Theo BS Tường Vi, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Tổng hợp