Món ăn bài thuốc

Những thực phẩm cần tránh vào mùa đông

Vậy là không còn bao lâu ngày nữa là mùa đông lạnh lại về, trong thời gian thời tiết giao mùa như thế này các bạn cần nhớ cẩn thận hơn trong việc ăn uống nhé, để tránh tự làm hại bản thân của mình. Sau đây, Tài nguyên thực vật sẽ mách cho các bạn danh sách những thực phẩm cần tránh vào mùa đông nè!

ps: Thật ra thì ai cũng biết Việt Nam không có mùa đông nhỉ, nhưng nó cứ lành lạnh làm người ta gắn nó với cái tên “Đông giá” cho giống Tây Tây :3

Những thực phẩm cần tránh vào mùa đông

Đào có hàm lượng sắt, protein, đường, kẽm… rất phong phú. Nhưng nếu bạn tìm thấy đào được bày bán trong mùa đông, nó không còn tốt cho sức khỏe. Thay vì ăn đào, bạn có thể thay thế bằng quả táo với hàm lượng dinh dưỡng tương đương.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, pho mát có thể làm thân nhiệt người sử dụng bị giảm xuống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt nếu bạn đang bị cảm lạnh, cúm sốt, sữa sẽ làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

thuc-pham-mua-dong-1

Gia vị cay: Nhiều nghiên cứu cho thấy các đồ ăn cay nóng có thể giúp thông thoáng xoang, nghẹt mũi, nhưng nó sẽ tàn phá dạ dày của bạn. Đặc biệt, bạn cần tránh ăn nóng, cay nếu đang bị cảm cúm.

Cà chua: Loại quả này tốt nhất vào cuối mùa hè với vị ngon ngọt, nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, vào mùa đông, cà chua dễ bị bở hoặc mềm nhũn và hương vị kém ngon.

Đường: theo nhiều chuyên gia, ăn quá nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đồng thời khiến cơ thể ngậm nước nhiều hơn.

Dưa hấu: Vào mùa đông, bạn nên tránh ăn dưa hấu vì chúng là thực phẩm có tính hàn, khi đi vào cơ thể sẽ sản sinh ra tác dụng hàn, chất xơ và nước trong dưa hấu sẽ chiếm phần lớn thể tích dạ dày và ruột, gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng. Ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, ngày càng sợ lạnh, suy nhược.

Dây tây vào mùa đông thường nhạt và chua hơn so với mùa hè. Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C bị mất đi trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

thuc-pham-mua-dong

Đậu vàng chỉ tốt nhất vào mùa hè, trước hoặc sau thời điểm này loại đỗ này thường ít chất xơ và già hơn.

Gừng: 

  • Không ăn gừng vào buổi tối

  • Không dùng khi bị say nắng, sốt cao

  • Không ăn khi bị dạ dày
  • Không ăn khi mắc bệnh về gan

thuc-pham-mua-dong-3

Theo các chuyên gia, nếu yêu thích món gừng thì cũng không nên ăn quá 4g gừng/ngày để hạn chế tác dụng phụ của gừng lên sức khỏe.

Với những lưu ý như trên, chúc các bạn có một mùa đông an lành và nhiều sức khỏe nhé!

Tổng hợp