Công dụng của củ dền được đề cao trong nền y học hiện đại. Nó có thể giúp gan giải độc, trị bệnh huyết áp, tốt cho tim mạch,… Thế nhưng ít người biết rằng, nếu dùng củ dền sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ khó lường.
Tác dụng chữa bệnh của củ rền đỏ
+ Bảo vệ gan:
Các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới WHO cho biết, sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ. Chính vì thế, nếu bạn thừa cân, béo phì hoặc tăng cân nhanh chóng sau khi sinh thì hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
+An thần:
Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng hữu ích nói trên thì củ dền đỏ còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được các chuyên gia dinh dưỡng chứng minh là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh. Tăng cường ăn những món ăn từ củ dền đỏ sẽ giúp bạn tránh được stress và an thần khi có sự cố tâm lý xảy ra.
+ Trị bệnh huyết áp hiệu quả:
Củ dền đỏ có hiệu quả trong việc làm cho huyết áp trở lại bình thường, chẳng hạn như giảm huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thấp. Nước ép củ dền đỏ có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch. Chính vì thế nhưng người bị huyết áp nên tăng cường sử dụng nước ép củ dền hàng tuần để giảm thiểu tình trạng bệnh của mình.
+Tốt cho hệ miễn dịch:
Không chỉ tốt cho hệ thần kinh, các vitamin vitamin chất dinh dưỡng vitamin trong củ dền đỏ được còn có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng một cách hữu hiệu. Các bác sĩ cho biết, dưỡng chất từ củ dền đỏ giúp kích thích sự ôxy hóa của các tế bào, sản sinh ra những tế bào máu mới. Cách đơn giản là hãy pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói. Đây là giải pháp giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.
+Tốt cho hệ bài tiết:
Táo bón là hiện tượng mà nhiều người thường xuyên gặp phải, nhất là đối tượng bà bầu. Uống nước ép củ dền thường xuyên đuộc cho là giải pháp sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính. Thành phần chất xơ dồi dào có trong củ dền đỏ sẽ giúp việc đại tiện của bạn trở nên dễ hàng hơn.
+ Tốt cho người bị gout:
Gout có thể được chữa trị rất hiệu quả bởi tính năng tẩy sạch của củ dền. Đây là nhận định từ các giáo sư của đại học Ohio. Thành phần hóa chất trong củ dền đỏ có khả năng hạn chế axit uric trong máu lên cao và sự bồi đắp của các tinh thể urate quanh các khớp từ đó giảm thiểu nguy cơ bị bệnh Gout.
Tác hại của củ dền khi sử dụng không đúng cách
Nói chung, việc hấp thụ củ dền an toàn và không có tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, đối với những người có một số tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc vấn đề di truyền, ăn củ dền có thể gây ra một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình. Bạn có thể tham khảo một số tác hại của củ dền ngay sau đây:
1. Nước tiểu màu hồng
Khoảng 10-14% người ăn củ dền khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ. Đây không hẳn là tác hại của củ dền. Tuy nhiên, nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này phổ biến tới mức có một thuật ngữ y khoa gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Có giả thuyết cho rằng beeturia đôi khi được gây ra bởi một gen hoặc một tập hợp các gen lặn. Nó cũng liên quan đến tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể. Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền ăn vào hoặc phụ thuộc vào dạng mà chúng được tiêu thụ cũng như lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.
2. Phân đen
Beeturia đôi khi cũng ảnh hưởng đến chuyển động ruột của bạn. Sắc tố màu đỏ trong củ dền có thể làm cho phân của bạn trở nên đen lại. Thậm chí, đôi khi bạn còn chứng kiến các vệt màu đỏ đáng ngờ khi bạn đi cầu hoặc nhìn thấy những vệt tương tự như vệt do bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn.
3. Hạ huyết áp
Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp, điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phối hợp thường xuyên nước củ dền và thuốc như Viagra, chúng có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường. Thêm vào đó, nếu người dùng bị giãn tĩnh mạch thì việc ăn củ dền quá nhiều có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tĩnh mạch.
4. Sỏi thận
Củ dền khá giàu axit oxalic. Axit oxalic, hay oxalat, có thể gây cản trở việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi. Một số bác sĩ tin rằng có một mối liên quan giữa việc tiêu thụ các thực phẩm có oxalat cao và sự hình thành sỏi thận dạng canxi oxalat. Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng những người bị bệnh thận không nên loại bỏ các thực phẩm có oxalat cao trong chế độ ăn uống mà không có một khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ.
5. Sỏi mật
Mặc dù không liên quan đến sỏi thận, nhưng sỏi mật cũng được hình thành từ các tinh thể axit oxalic. Do đó bác sĩ có thể khuyên bạn tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu bạn dễ bị sỏi mật. Một lần nữa, nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên loại bỏ củ dền hoặc các thực phẩm có oxalat cao khác.
6. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Khi bạn tiêu thụ một lượng củ dền quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa. Một vài lời khuyên giành cho bạn là bạn nên uống khoảng 15ml -30ml nước củ dền lúc đầu, sau đó trộn phần còn lại với các nước ép khác để cơ thể có thể dễ dàng điều chỉnh hơn. Điều này có thể gây trở ngại cho những người có hệ đường ruột nhạy cảm, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích.
7. Các tình trạng liên quan đến sắt và đồng
Người bị bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hoặc bệnh Wilson nên tránh tiêu thụ củ dền quá mức do khả năng tích tụ sắt và đồng. Bệnh thừa sắt là một dạng bệnh quá tải sắt, trong khi bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá mức.
8. Các phản ứng tương tác liên quan đến củ dền
Betaine thường có các phản ứng phụ nhẹ bao gồm buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận nên tránh betaine vì nó có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần khi dùng cùng với axit folic và vitamin B6. Người ta thường khuyên dùng betaine kết hợp với những vitamin này cũng như vitamin B12. Những người béo phì hoặc thừa cân cũng cần phải đi khám bác sĩ trước khi dùng betaine, vì nó có thể làm tăng nồng độ cholesterol. Những người bị bệnh thận cần thảo luận về việc dùng betaine với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
9. Ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai
Theo Mayo Clinic, phụ nữ mang thai nên tiếp cận betaine với sự thận trọng, vì hiện vẫn còn thiếu những thông tin an toàn về việc sử dụng củ dền thường xuyên ở phụ nữ mang thai.
10. Hàm lượng đường cao
Mỗi 100g củ dền thô có gần khoảng 7g đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trong khi chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm) của củ dền dao động ở mức trung bình 64 thì lượng đường huyết đo lường thực tế của dủ dền lên cơ thể (tính cả hàm lượng carb) chỉ là 5. Vì vậy bạn có thể sử dụng củ dền một cách an toàn nếu không có đường bổ sung. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng sử dụng cân bằng củ dền với các thực phẩm khác và giữ lượng đường cùng với lượng carbohydrate trong ngày ở giới hạn an toàn cho sức khỏe.
Tổng hợp
Xem thêm:
Bí quyết làm đẹp bằng củ dền làm sáng da tức thì ít người biết